Những gia đình vượt qua định kiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 36 gia đình tiêu biểu sinh con một bề là gái vừa được Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai biểu dương. Bởi lẽ, họ đã vượt lên tư tưởng “trọng nam khinh nữ” để chăm lo nuôi dạy các con nên người. Quan niệm “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ” giờ đây không còn là điều phải bàn cãi.
Theo ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, việc biểu dương các gia đình tiêu biểu sinh con một bề là gái thêm một lần khẳng định quan niệm đúng đắn về con cái. Lợi ích mang lại của việc biểu dương các gia đình này không hề nhỏ, qua đó không những góp phần tạo nên hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn giảm bớt gánh nặng về giáo dục, y tế, nhà ở... cho toàn xã hội. Điều quan trọng không phải là việc sinh con trai hay con gái, mà chính là việc giáo dục con cái trở thành người hữu ích.
 Biểu dương gia đình tiêu biểu sinh con 1 bề là gái. Ảnh: Đ.Y
Biểu dương gia đình tiêu biểu sinh con 1 bề là gái. Ảnh: Đ.Y
Thực tế cho thấy, nhiều gia đình dù sinh con một bề là gái nhưng cuộc sống vẫn luôn đầy ắp niềm hạnh phúc. Bởi nếu được chăm sóc, nuôi dạy tốt thì con trai hay con gái đều hiếu nghĩa với cha mẹ, đều cống hiến cho xã hội. Cùng chồng đưa 2 con gái đến tham dự hội nghị biểu dương, chị Nguyễn Thị Huệ (xã Cư An, huyện Đak Pơ) chia sẻ: “Đối với gia đình tôi, hạnh phúc không phải vì có nhiều tiền, vì những chuyến đi du lịch vi vu khắp đó đây mà chủ yếu được vun đắp từ 2 cô con gái”. Ngồi bên vợ và 2 con, chồng chị Huệ-anh Tăng Hoàng Công-kể: “Lúc vợ mới mang bầu cháu thứ 2, tôi cũng mong sẽ là một thằng cu cho vui cửa vui nhà, có nếp có tẻ. Khi biết con thứ 2 là gái, ban đầu tôi cũng có buồn đôi chút nhưng rồi vợ chồng động viên, bảo ban nhau “con nào cũng được, miễn con khỏe mạnh và ngoan ngoãn là vui rồi”. Sau đó, vợ chồng tôi quyết định kế hoạch hóa gia đình để có điều kiện chăm sóc con và phát triển kinh tế”.

Ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh: “Trong số 36 gia đình sinh con một bề là gái, mỗi nhà mỗi vẻ nhưng nhà nào cũng mãn nguyện và hạnh phúc. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế để có thể sinh thêm con thứ 3 nhưng họ đều dừng lại ở 2 con gái. Điều này có được một phần là nhờ sự tư vấn, tuyên truyền kịp thời của các cán bộ, cộng tác viên dân số, qua đó giúp nâng cao hiểu biết của người dân về mất cân bằng giới tính khi sinh, không lựa chọn giới tính thai nhi”.

Dù cuộc sống có phần thiếu thốn nhưng anh chị quyết tâm cho con ăn học đến nơi đến chốn bằng nỗ lực canh tác mía và một số cây ngắn ngày, thêm khoản chăn nuôi. “Ngày con gái lớn nhận phiếu báo điểm đậu vào một trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh, vợ chồng tôi xúc động và cũng không quên dặn dò con gái rằng: Ba mẹ không có gia tài gì để lại cho con, chỉ cố gắng cho con học cái chữ để làm hành trang vào đời”-anh Công nhớ lại. Cô con gái nhỏ của anh chị hiện đang học lớp 9, nhiều năm liền là học sinh giỏi. “Với tôi, một người vợ đảm đang cùng 2 cô con gái xinh xắn, khỏe mạnh, ngoan ngoãn là niềm hạnh phúc vô bờ”-anh Công chia sẻ thêm.
Là điển hình thực hiện chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình ở làng Chư Re (thị trấn Kbang, huyện Kbang), cuộc sống gia đình anh Đinh Văn Liên và chị Đinh Thị Khe luôn ngập tràn niềm vui bởi sự chăm ngoan, học giỏi của 2 cô con gái. “Sinh đẻ nhiều không chỉ làm giảm sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của các con, bởi nuôi dạy con trong xã hội hiện đại cần đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc”-chị Khe nêu quan điểm. Nhờ được dạy dỗ chu đáo nên các con của anh chị đều chăm ngoan, là học sinh giỏi nhiều năm liền, con gái đầu đang học lớp 8, con gái út đang học lớp 1.
Tương tự, gia đình chị Vương Thị Lan (191 Nguyễn Văn Cừ, TP. Pleiku) dù sinh con một bề là gái nhưng cuộc sống luôn hạnh phúc khiến nhiều người ngưỡng mộ. Sau 25 năm chung sống, anh chị có 2 cô con gái xinh đẹp, chăm ngoan. Tiếp chuyện chúng tôi, ánh mắt anh chị rạng ngời hạnh phúc khi nhắc đến các con. Biết cha mẹ vất vả nên các con đều yêu thương, nhường nhịn, bảo ban nhau cố gắng học tập. Con gái lớn hiện đã có công việc ổn định, còn cô con gái út hiện đang học lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương và đã có thành tích 10 năm liền học sinh giỏi. Chị Lan chia sẻ: “Tư tưởng chồng tôi rất thoải mái, sinh con nào cũng vui và hạnh phúc, chưa bao giờ anh tạo áp lực phải sinh con trai”.
Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lê Ngọc Lân cho rằng: Từ câu chuyện của những gia đình hạnh phúc sinh con một bề là gái, có thể thấy, điều quan trọng hơn cả không phải là việc sinh con trai hay con gái, mà chính là việc giáo dục con cái nên người. Để có được niềm vui và hạnh phúc như hiện tại, các gia đình có 2 con là gái đã luôn nỗ lực vun vén, tạo sự đồng cảm, thấu hiểu giữa vợ và chồng để cùng nhau chăm lo gia đình hạnh phúc.
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.