(GLO)- Bộ sưu tập mây tre đan có tuổi đời hàng trăm năm của anh Nguyễn Thế Phiệt (11 Nguyễn Đường, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) như một chứng nhân lặng lẽ kể lại mạch sống gắn bó giữa con người với núi rừng.
Trong căn nhà nhỏ giữa lòng phố núi Pleiku, anh Nguyễn Thế Phiệt đang cất giữ hàng trăm hiện vật mây tre đan quý giá. Không cần đến vàng son, những vật dụng tre nứa cũ kỹ vẫn mang trong mình vẻ đẹp riêng, bền đẹp vượt thời gian.
Anh Nguyễn Thế Phiệt bên góc sưu tập các vật dụng tre nứa-nơi anh gìn giữ ký ức của đời sống Tây Nguyên xưa. Ảnh: Hoàng Ngọc
Những vật dụng từng theo người lên rẫy, về làng, gùi lúa, đựng cơm, giữ hạt giống…tất thảy đều ngả màu vàng ấm cũ càng nhưng toát lên vẻ đẹp của thời gian.
Mỗi vật dụng như một câu chuyện kể về mạch sống gắn bó giữa con người với núi rừng. Ảnh: Hoàng Ngọc Góc trưng bày các loại gùi đan từ tre nứa với đủ hình dáng phục vụ cho sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Ngọc
Anh Phiệt trân quý nhất là bộ sưu tập gùi với hàng chục chủng loại của các dân tộc: Bahnar, Jrai, Xê Đăng, Kdong, Giẻ Triêng, Mnông,…
Mỗi dân tộc có những loại gùi mang đặc trưng riêng. Mỗi loại gùi lại có những công năng khác nhau như: đựng củi, đựng đồ ăn, đựng lúa, đựng của hồi môn...Lại có loại gùi dành cho nam giới, loại gùi dành cho người con gái khi lấy chồng.
Một chiếc gùi của người Mnông bị chuột cắn được anh Phiệt sưu tầm vì "màu thời gian" trên thân gùi, minh chứng cho giá trị sử dụng và sự cần mẫn của đôi tay người xưa. Cạnh đó là chiếc gùi của người Bahnar được anh sưu tầm tại vùng núi Kon Tum. Ảnh: Hoàng Ngọc Klec (gùi nam) của dân tộc Giẻ Triêng. Gùi nam thường có hình dẹt, được đan cầu kỳ, tỉ mỉ-là vật bất ly thân của người đàn ông khi đi rừng. Ảnh: Hoàng Ngọc Mỗi dân tộc có một kiểu gùi nam khác nhau, nhưng thường có 3 ngăn để gài mũi tên, con dao có kích thước nhỏ và ôm sát vào lưng để dễ len lỏi trong rừng. Ảnh: Hoàng Ngọc Chiếc gùi nam của dân tộc Xê Đăng từng được du khách Đức đến trả cả ngàn USD nhưng anh Phiệt không bán vì đây là hiện vật không thể sưu tầm lại. Ảnh: Hoàng Ngọc
Ngoài bộ sưu tập gùi của các dân tộc Tây Nguyên, anh Phiệt còn dành tình yêu cho các vật dụng đan lát nói chung. Những đồ vật vẫn lặng lẽ kể câu chuyện về lối sống thuận hòa, tiết chế và biết đủ của người Tây Nguyên nói riêng và các dân tộc thiểu số khi chưa bị tác động của công nghiệp hóa.
Bộ 3 gùi đựng thóc gạo của người Chăm. Ảnh: Hoàng Ngọc
Gùi đựng của hồi môn cho người con gái đi lấy chồng của dân tộc Cao Lan ở cùng núi phía Bắc. Ảnh: Hoàng Ngọc Dụng cụ bắt mối của dân tộc Mnông. Ảnh: Hoàng Ngọc Cây đàn chapi và chiếc gùi đặc trưng của dân tộc Raglei (vùng Ninh Thuận). Ảnh: Hoàng Ngọc Mâm cơm của người Giẻ Triêng. Ảnh: Hoàng Ngọc Bộ “áo chiêng” có giá trị hàng chục triệu đồng, được làm từ tre và những sợi mây rừng dài nhiều mét. Ảnh: Hoàng Ngọc Bộ sưu tập như một mảnh ghép ký ức, lặng lẽ kể những câu chuyện về đời sống của con người. Ảnh: Hoàng Ngọc
Việc sưu tầm và gìn giữ những vật dụng đan lát thô mộc không chỉ là sở thích, mà là một cách lặng lẽ níu giữ văn hóa. Nhờ đó, những câu chuyện về nếp sống thuận theo tự nhiên và sự minh triết của các dân tộc bản địa vẫn còn vang vọng-như một lời nhắc nhở về những giá trị bền vững đã được hun đúc qua thời gian.
Theo người dân Lý Sơn, có hàng chục bộ xương cá Ông đang được lưu giữ trên đảo nhưng hai bộ “Đồng Đình Đại vương," “Đức Ngư nhị vị tôn thần” còn đủ nguyên trạng, được phục dựng hoàn chỉnh.
(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.
Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.
Triển lãm 'Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Giáo dục - Khoa cử Việt Nam' diễn ra từ 30.6 đến 31.7 tại Bình Định với nhiều nội dung đặc sắc, gắn kết di sản quốc gia với bản sắc văn hóa địa phương.
Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
(BĐ) - Sáng 30.6, tại Bảo tàng tỉnh, Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn miếu - Quốc Tử Giám (TP Hà Nội) phối hợp Bảo tàng tỉnh tổ chức triển lãm chuyên đề “Văn miếu - Quốc Tử Giám và Giáo dục, khoa cử Việt Nam”.
(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.
Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.
Các hiện vật là Bảo vật quốc gia, gồm: Chõ gốm thuộc văn hoá Đông Sơn, tượng Phật và tượng Thần thuộc văn hoá Champa và văn hoá Óc Eo, Ấn triều Nguyễn, khuôn in tín phiếu năm 1947, 2 bức tranh của các danh hoạ Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Sáng…
Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên.
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nghệ thuật múa trống Chhay-Dăm được coi là một "thỏi nam châm" văn hóa, không chỉ lưu giữ bản sắc dân tộc Khmer mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
(GLO)- Nhiều người từng lớn lên trong hơi ấm của tấm chăn do mẹ khâu tay, ghép lại từ những mảnh vải vụn. Giờ đây, kỹ thuật ghép vải đã được nhiều chị em ở phố núi Pleiku nâng tầm, tạo nên các sản phẩm ứng dụng mang đậm chất nghệ thuật.
(GLO)- Theo lời hẹn với chị Đinh Ly An (con gái của phi công Đinh Văn Đưới), anh em ở Phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng tỉnh) đến thăm nhà (số 46A Nguyễn Đức Cảnh, TP. Pleiku) để tìm hiểu về những chiến công của ông ở Đoàn bay 919.
(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.
(GLO)- Tôi vẫn nhớ, thời còn giữ chức Trưởng phòng Hành chính Quản trị Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum, cứ đến 6 giờ 45 phút hàng ngày, ông Vũ Xuân Sắc đã có mặt ở phòng giao ban của cơ quan.
Sáng 27.6 tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chính thức phát động cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới”.
(GLO)- Luống tuổi, nhịp sống sinh học chậm lại, thi thoảng gợi lên trong tôi những kỷ niệm ngày hè xưa cũ. Ở đó có những món quà thiên nhiên mà chỉ cần bước chân ra khỏi nhà là có sẵn.
(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu