Thai phụ cần ăn đa dạng, ít nhất 10 loại thực phẩm trong mỗi bữa chính.
Ảnh minh họa |
Đồ ăn, thức uống nên hạn chế
- Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…
- Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi.
- Giảm ăn mặn, nhất là đối với những người mẹ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi đẻ.
Không nên quá kiêng khem
Phụ nữ có thai không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn chua hoặc cay… vì dễ gây thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Bữa ăn cần đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau (nên có ít nhất 10 loại thực phẩm trong mỗi bữa chính).
Lao động, nghỉ ngơi khi có thai
Vận động và lao động: Khi có thai nên hoạt động nhẹ nhàng và không nên làm việc nặng quá, nhất là trong 3 tháng đầu để tránh sảy thai và những tháng cuối tránh đẻ non. Nếu thấy tử cung hay co cứng hoặc có tiền sử sảy thai, đẻ non hoặc cơ thể yếu mệt thì nên làm việc nhẹ.
Thai phụ nên tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày giúp tinh thần sảng khoái, tuần hoàn lưu thông.
Nghỉ ngơi là việc làm cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vì như vậy người mẹ sẽ không khỏe mạnh, đẻ khó.
Vệ sinh cá nhân khi mang thai
- Mặc: Khi có thai, khối lượng tuần hoàn và hô hấp tăng nhanh, nên phụ nữ có thai cần mặc sao cho luôn cảm thấy thoải mái với quần áo rộng rãi, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Tắm rửa: Nên dùng nước ấm, không tắm lâu, không tắm ở nơi có gió lùa, không ngâm mình trong nước ao hồ dễ bị nhiễm khuẩn.
- Chăm sóc vú: Việc vệ sinh vú, đặc biệt núm vú, rất quan trọng nhằm đảm bảo thông tia sữa sau khi đẻ. Hàng ngày nên lau rửa nhẹ nhàng khi tắm. Nếu núm vú ngắn và tụt đầu vú chỉ kéo núm vú nhẹ nhàng khi thai đã đủ tuần thai.
Viện Dinh Dưỡng, sách Chăm sóc Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
(Vnexpress)