Những điều mẹ chưa biết về hệ tiêu hóa của bé

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều mẹ chưa biết lợi khuẩn (probiotic) và chất xơ hòa tan (prebiotic) có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa và miễn dịch trẻ nhỏ.

Lợi khuẩn (probiotic)  

Hệ miễn dịch là hệ thống phức tạp được tạo nên từ các tế bào đặc biệt và protein, có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng và vi sinh vật có hại. Trong giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch non nớt của trẻ phụ thuộc nhiều vào lượng kháng thể nhận từ sữa mẹ và lợi khuẩn (probiotic) trong đường ruột.

Kháng thể trong sữa mẹ tồn tại vài tháng đầu sau sinh và suy giảm nhanh khi bé bắt đầu ăn dặm. Giai đoạn này, bé dễ mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dị ứng… và đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt.

 

Lợi khuẩn (probiotic) ăn chất xơ hòa tan (prebiotic) và ức chế hại khuẩn (bad bacteria).
Lợi khuẩn (probiotic) ăn chất xơ hòa tan (prebiotic) và ức chế hại khuẩn (bad bacteria).


Lợi khuẩn đường ruột là chìa khóa để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bởi 70-80% hệ miễn dịch tập trung ở đường ruột. Các probiotic này đóng vai trò như tấm lá chắn tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi hại khuẩn bên trong, cũng như trước tác động và xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.

Probiotic cũng giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để bé hấp thu và phát triển tốt hơn. Thông thường, đường ruột khỏe mạnh luôn giữ trạng thái cân bằng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Các probiotic cạnh tranh thức ăn, tiết ra chất kháng khuẩn để ức chế và tiêu diệt hại khuẩn. Khi tỷ lệ này phá vỡ do hại khuẩn phát triển mạnh từ bên trong hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào, sẽ gây rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy, nôn trớ, hấp thu kém…

Probiotic có nhiều loại khác nhau như Lactobacillus, Bifidobacteria, Saccharomyces boulardii… Trong đó, Lactobacillus gồm hơn 50 loài khuẩn mang nhiều lợi ích vượt trội cho đường ruột. Mẹ nên chú ý bổ sung probiotic vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để bé tăng cường miễn dịch, tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Đặc biệt là sau khi trẻ ốm phải dùng kháng sinh, bởi thuốc tiêu diệt cả vi khuẩn gây hại lẫn có lợi, làm rối loạn tiêu hóa.

Chất xơ hòa tan (prebiotic)

Prebiotic là chất xơ hòa tan không bị tiêu hóa trong dạ dày và ruột non, giúp trẻ tăng cường hấp thu dưỡng chất, đồng thời là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn probiotic phát triển mạnh mẽ.

Dựa vào nguồn gốc khác nhau mà chất xơ prebiotic chia làm 2 dạng chính: Galacto-oligosaccharides (GOS) có nguồn gốc động vật (sữa bò, dê…); Inulin và Fructo-oligosaccharides (FOS) nguồn gốc thực vật (chuối, yến mạch, măng tây, rau diếp…).

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, prebiotic làm tăng nhu động ruột, giúp tăng số lần đi cầu của bé, đồng thời hút nước làm mềm và xốp phân khiến bé không táo bón. Vậy nên ngoài probiotic, mẹ nên bổ sung thêm prebiotic qua các nguồn thực phẩm hàng ngày cho bé.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.