Những điều cần biết về lương tháng 13

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Không thể coi lương tháng 13 là tiền thưởng Tết. Việc có lương tháng 13 và cách tính khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào quy chế riêng của từng doanh nghiệp.



Dưới đây là một số thông tin liên quan đến lương tháng 13 nhằm giúp người lao động hiểu thêm về khoản tiền này.

Có bắt buộc trả lương tháng 13?

Lương tháng thứ 13 luôn được người lao động quan tâm vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, từ trước đến nay, Bộ Luật Lao động chưa có điều luật quy định riêng về lương tháng 13 và thuật ngữ này cũng không được luật đề cập đến.


 

Lương tháng thứ 13 luôn được người lao động quan tâm vào dịp cuối năm.
Lương tháng thứ 13 luôn được người lao động quan tâm vào dịp cuối năm.



Trên thực tế, lương tháng 13 là khoản tiền người lao động sẽ nhận được vào dịp cuối năm theo sự do thỏa thuận giữa các bên.

Vậy doanh nghiệp có bắt buộc phải chi trả lương tháng 13 cho người lao động không? Pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề này. Nhưng nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về lương tháng 13 trong hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả khoản tiền trên.

Không phải là tiền thưởng Tết

Theo Điều 104 Bộ Luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực ngày 1-1-2021) quy định:

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Có thể thấy, quy định này không thể hiện rõ lương tháng 13 có phải là tiền thưởng hay không.

Mặt khác, theo quy định trên, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thưởng cho người lao động nhưng với lương tháng 13, nếu các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải trả thêm cho người lao động.

Do đó, không thể coi lương tháng 13 là tiền thưởng Tết như nhiều doanh nghiệp và người lao động hiện nay đang quan niệm. Việc có lương tháng 13 và cách tính khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào quy chế riêng của từng doanh nghiệp.

Không tính đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, hiện nay, tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.

 

Tiền lương tháng 13 của người lao động sẽ không phải đóng BHXH
Tiền lương tháng 13 của người lao động sẽ không phải đóng BHXH


Trong đó, khoản 3, Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như:

- Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Công văn 560/LĐTBXH-BHXH trả lời Ngân hàng Mizuho về việc xác định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, tiền thưởng của người lao động bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng BHXH.

Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định tiền lương tháng 13 của người lao động sẽ không phải đóng BHXH.

Trích một phần đóng thuế thu nhập cá nhân

Mặc dù lương tháng 13 không được pháp luật quy định cụ thể nhưng nếu đã được các bên thỏa thuận trong các văn bản có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể thì nội dung này bắt buộc phải thực hiện.

Có thể thấy, đây là khoản tiền xuất phát từ công việc có trả lương, do đó, nó được xem là khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công.

Về việc có yêu cầu đóng thuế thu nhập cá nhân đối với lương tháng 13 hay không, điểm a, khoản 2, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành nêu rõ, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế.

Vì vậy, người lao động hưởng lương tháng 13 sẽ phải trích một phần để nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

 

Theo LuatVietnam/NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.