Nhớ thương quang gánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Cho con gánh mẹ một lần
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con…”


Mỗi khi nghe lời bài hát “Gánh mẹ”, lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động. Thương mẹ và bao người phụ nữ Việt từ thuở Âu Cơ đã một đời tần tảo vì chồng con. Thương quá khứ quê mình một thuở lam lũ nhọc nhằn...

Quang gánh ngày xưa nhà nào chả có, thậm chí vài ba đôi. Dẫu mỗi quê một tên gọi khác nhau nhưng đều là thứ gần gũi, gắn bó với người dân nơi thôn dã. Quang gánh gắn liền với hình ảnh của những bà, những mẹ, những chị ngày xưa. Bất kể nắng mưa, bất kể sớm trưa trên con đường làng, ngõ quê hun hút; bước chân liêu xiêu, tiếng kêu kẽo kẹt, dáng lưng còng trĩu nặng...

Đôi quang gánh được làm ra cũng khá công phu. Nó gồm hai bộ phận là đòn gánh và quang gióng. Đòn gánh được làm từ những đoạn gốc tre già và thẳng. Tre chặt ra, đem ngâm dưới bùn vài tháng, sau đó vớt lên phơi khô và hun khói để tăng thêm độ chắc dẻo, chống mối mọt. Thân đòn gánh bẹ lớn để vừa để phân tán lực đều ra cho vai đỡ đau vừa đảm bảo khả năng chịu lực, lướt dẻo mà không gãy. Hai đầu đòn gánh người ta chừa mắt tre để khắc mấu hoặc đóng hai chiếc dăm tre cố định đôi quang gióng. Đôi quang gióng chủ yếu làm bằng chất liệu dây mây và sau cải tiến hơn là dây thép. Mỗi quang gióng gồm bốn gióng, mỗi gióng là hai sợi mây. Đầu gióng sẽ kết chụm lại để đưa đòn gánh vào. Phía dưới quang gióng là một vòng tròn đế cũng được làm từ tre già uốn cong. Đường kính vòng đế to nhỏ tùy thuộc vào loại gánh gì nhưng thông thường khoảng từ 30 – 40 cm. Nếu chiều dài đòn gánh người ta ước lượng với chiều dài sải tay của người gánh thì chiều cao của quang gióng lại phụ thuộc chiều cao con người để khi gánh đi không chạm đất, dễ di chuyển.

 

Minh họa: Trà My
Minh họa: Trà My


Quang gánh là vật dụng phổ biến ở mọi vùng miền, mọi công việc mà ta dễ dàng bắt gặp từ nông thôn đến thành thị. Là những người nông dân chân lấm tay bùn gánh mạ, gánh phân ra đồng, gánh lúa trở về. Là những cô thôn nữ gánh cỏ đầy đầu gióng, gánh nước giếng làng dưới đêm trăng thanh. Là mẹ gánh khoai, gánh rau ra chợ lúc nặng trĩu khi nhẹ tênh mà tuổi thơ có những lúc ta mòn mỏi đứng trông nơi đầu ngõ. Gánh hàng mẹ về buổi chợ giáp Tết ta ngỡ như mẹ gánh cả mùa xuân. Là những diêm dân nhọc nhằn gánh muối trong chập choạng bóng chiều trên bờ biển. Là gánh sắn (mì), gánh ngô bàn chân bấm toe máu trên con đường mòn gập ghềnh đá núi cao nguyên. Là gánh hàng rong cùng tiếng rao trầm buồn một sớm mai nào nơi hẻm phố...

Mẹ gánh quanh năm suốt tháng. Đòn gánh sờn bóng mồ hôi, quang mòn, vai mòn; đường làng, đồng đất, triền đê, lối chợ… đều hằn dấu chân in nét tảo tần đôi quang gánh mẹ. Xưa ta cũng tập tành học gánh. Đi được một quãng đường mà hết trở vai này đến vai kia. Có lúc mệt quá lại gánh ngang. Mẹ nhìn ta cười bảo: "Giống thằng Bờm vác tre". Có khi gánh niềm vui, có lúc gánh nỗi buồn, có lúc gánh nhọc nhằn hạnh phúc, lúc lại gánh nhẹ bẫng nỗi đau.

Xã hội phát triển cùng với những máy móc, phương tiện thay thế cho sức người ra đời. Đôi quang gánh nằm im lìm trên gác bếp nhẹ nhõm khi đã hoàn thành sứ mệnh, đôi lúc cũng thở dài tiếc nuối nhớ về thuở vàng son. Rồi cùng đôi quang gánh, những nong nia, rổ rá, thúng mủng, giần sàng cũng đã dần ít hiện diện trong đời sống hiện đại. Nếp xưa dĩ vãng, có còn ai thấy tiếc nhớ khi chợt nhận ra, quang gánh đâu chỉ là vật dụng vận chuyển hàng hóa mà nó còn chở cả tâm hồn người Việt nơi làng quê...

 

Theo Đinh Hạ (baodaklak)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.