Nhiều tiết mục độc đáo tại Liên hoan Ảo thuật Toàn quốc lần thứ IV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ khai mạc Liên hoan Ảo thuật Toàn quốc lần thứ IV năm 2023 diễn ra sôi nổi với nhiều tiết mục ảo thuật đặc sắc như biến hóa chim, cắt người ba khúc xuyên chông, thoát hiểm tàng hình.
Các nghệ sỹ ảo thuật góp mặt trong màn trình diễn khai mạc Liên hoan. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Các nghệ sỹ ảo thuật góp mặt trong màn trình diễn khai mạc Liên hoan. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Tối 8/11, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Liên hoan Ảo thuật Toàn quốc lần thứ IV năm 2023 tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Phát biểu tại buổi lễ, Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam cho rằng Liên hoan là dịp để các nghệ sỹ ảo thuật của cả nước giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng biểu diễn đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả.

Bên cạnh đó, Liên hoan lần này còn là dịp phát hiện tài năng tiềm năng sáng tạo đặc biệt của chuyên ngành ảo thuật, đánh giá thực trạng đội ngũ nghệ sỹ ảo thuật hiện nay, từ đó có những chủ trương, định hướng đào tạo lực lượng nghệ sỹ ảo thuật của nước ta trong thời gian lâu dài, góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa, nghệ thuật nói chung và sự phát triển của ảo thuật nói riêng trong xu thế giao lưu hội nhập quốc tế.

Từ mục đích trên, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam sẽ xây dựng kế hoạch để tổ chức Liên hoan theo định kỳ 3 năm một lần.

Theo Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Liên hoan Ảo thuật Toàn quốc lần thứ IV năm nay có hơn 50 tiết mục được ghi hình gửi về Ban tổ chức để đăng ký tham gia.

Sau khi thẩm định về chất lượng nghệ thuật, Ban tổ chức đã chọn 29 tiết mục có nhiều sự sáng tạo, mới lạ, hấp dẫn, của 2 đơn vị nghệ thuật công lập và 11 đơn vị nghệ thuật xã hội hóa, tham dự liên hoan.

Liên hoan có sự góp mặt của nhiều ảo thuật gia nổi tiếng trên khắp cả nước. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Liên hoan có sự góp mặt của nhiều ảo thuật gia nổi tiếng trên khắp cả nước. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Các đơn vị tham gia liên hoan năm nay gồm Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội, Đoàn Ảo thuật Xiếc Vũng Tàu, Câu lạc bộ Ảo thuật Gia Định, Câu lạc bộ Ảo thuật Tiền Giang, Câu lạc bộ Ảo thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Ảo thuật thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), Câu lạc bộ Ảo thuật thành phố Đà Nẵng, Chi hội Ảo thuật miền Nam, Chi hội Xiếc-Ảo thuật (Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh), các ảo thuật gia đến từ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đoàn Ảo thuật-Xiếc Hương Xuân (tỉnh Vĩnh Long)…

Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thông qua Liên hoan, nhiều tác phẩm ảo thuật có giá trị cao sẽ ra đời, đóng góp vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn của Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

“Tôi kỳ vọng các nghệ sỹ bằng sức sáng tạo và sự đầu tư hiệu quả sẽ tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê, góp phần tích cực vào các hoạt động nghệ thuật trong thời gian tới,” bà Nguyễn Thị Thanh Thúy nói.

Lễ khai mạc Liên hoan Ảo thuật Toàn quốc lần thứ IV năm 2023 diễn ra sôi nổi với nhiều tiết mục ảo thuật đặc sắc như biến hóa chim, cắt người ba khúc xuyên chông, thoát hiểm tàng hình...

Phần biểu diễn của nghệ sỹ ảo thuật Nguyễn Văn Bảy (K'Tay) được nhiều khán giả đón nhận. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Phần biểu diễn của nghệ sỹ ảo thuật Nguyễn Văn Bảy (K'Tay) được nhiều khán giả đón nhận. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Các nghệ sỹ ảo thuật nổi tiếng góp mặt trong đêm khai mạc có thể kể đến như Nguyễn Văn Bảy (K’tay), Trần Anh Dũng, Đinh Thị Liên, Nguyễn Việt Duy…

Là người có kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề ảo thuật, anh Nguyễn Văn Bảy (K’tay) chia sẻ: “Tôi từng rất khó khăn để có thể tiếp cận ảo thuật nên tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình cho tất cả các bạn trẻ có đam mê. Với tôi, ảo thuật cần thời gian rèn luyện và ý chí sắc bén. Tôi mong rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều cuộc thi về ảo thuật để thu hút đông đảo những người yêu thích bộ môn này tham gia.”

Sau lễ khai mạc, các tiết mục tham gia dự thi Liên hoan Ảo thuật Toàn quốc lần thứ IV năm 2023 sẽ tiếp tục được trình diễn trong ngày 9/11 tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (quận 1).

Lễ trao giải Liên hoan Ảo thuật Toàn quốc lần thứ IV năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 10/11 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (quận 1).

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.