Nhãn lồng Hưng Yên trên đất Đak Pơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, ở Đak Pơ đã có khá nhiều hộ thành công với mô hình trồng nhãn nhưng để có nhãn chất lượng tốt, bán với giá cao và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài phải kể đến vườn nhãn lồng Hưng Yên của ông Nguyễn Quang Phúc ở làng Đê Chơ Gang, xã Phú An. Gần 20 năm gắn bó với loại nhãn nổi tiếng, đến nay, ông Phúc đã trồng được hơn 1 ha tại Đak Pơ, hàng năm cho năng suất và chất lượng cao.

 Vườn nhãn 200 cây của ông Phúc mang lại thu nhập từ 700 triệu đồng đến 800 triệu đồng/năm. Ảnh: Hồng Thương
Vườn nhãn 200 cây của ông Phúc mang lại thu nhập từ 700 triệu đồng đến 800 triệu đồng/năm. Ảnh: Hồng Thương

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Hưng Yên-nơi nổi tiếng có đặc sản nhãn lồng ngon, ngọt, hơn ai hết, ông Phúc hiểu rất rõ những chủng loại cũng như đặc tính của cây nhãn. Cùng với đó, ông được thừa kế những kỹ thuật trồng nhãn lồng từ những người thân trong gia đình nên ông Phúc càng hiểu được cách thức trồng nhãn cho hiệu quả. Năm 1998, sau khi vào huyện Đak Pơ lập nghiệp, ông quyết tâm sẽ gắn bó và làm giàu từ chính loại cây này. Ông cho biết: “Loại nhãn này ở Hưng Yên nếu chăm sóc tốt sẽ cho năng suất rất cao; mỗi cây nhãn cho thu hoạch 80 kg đến 1 tạ trong 1 năm với giá bán 45-50 ngàn đồng/kg sẽ mang lại hiệu quả kinh tế  rất cao”.

Sau khi đặt chân đến Đak Pơ, điều đầu tiên ông làm là đi tìm hiểu thổ nhưỡng của vùng đất. Nhận thấy đất ở đây không tốt để trồng loại nhãn này, ông và vợ đã gánh đất bùn dưới các ao hồ đổ vào hố để tạo độ màu mỡ cho đất và bắt đầu trồng những cây nhãn đầu tiên. 2 năm sau, những cây nhãn này phát triển tốt và bắt đầu cho trái khá nhiều với chất lượng nhãn khá thơm ngon. Trái nhãn to tròn, có màu vàng sậm của đất, cùi dày, màu trắng ngà, róc nước, hạt nhãn đen láy và hương vị của nó không khác gì nhãn được trồng ở Hưng Yên. Từ đó, ông mở rộng diện tích và đến nay vườn nhãn của ông đã rộng 1 ha với 200 cây. Cây nhãn phát triển tốt và cho năng suất cao, trung bình  từ 15 tấn đến 17 tấn/ha/năm, được thương lái thu mua tận vườn với giá 40.000-45.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông thu khoảng 700-800 triệu đồng từ vườn nhãn này.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn nhãn của mình, ông Phúc chia sẻ: Muốn cho vườn nhãn xanh tốt và sai quả thì người trồng phải biết thâm canh một cách khoa học từ kỹ thuật bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh bằng kỹ thuật khoanh vỏ, ghép cành tạo tán đến tỉa nhánh và chống rụng hoa, rụng quả non. Trong đó, khâu bón phân khá quan trọng. Cứ bước vào thời điểm sắp cho quả (tầm tháng 8), ông Phúc bón khoảng 2 tấn phân vô cơ và sau khi thu hoạch, ông bón 1,5 tấn phân để lấy lộc lá cho vụ năm sau. Bên cạnh đó, khâu tỉa nhánh cũng không kém phần quan trọng vì nó quyết định số lượng trái trên cây. Thêm nữa, nhãn lồng là loại cây ưa ánh sáng, nên cần phải cắt bỏ các tán cây xung quanh để cành nhãn được hấp thụ ánh sáng và cho ra nhiều hoa, trái. Ông Phúc cũng cho biết thêm: Đặc tính của cây nhãn thường là “năm ăn quả, năm trả cành”. Song để năm nào nhãn cũng ra hoa, đậu quả, năng suất cao và chất lượng tốt, người trồng cần chăm theo dõi, dự đoán trước được tình hình thời tiết và sức khỏe của từng cây để có cách chăm bón phù hợp, kịp thời.

Nói về loại cây trồng này, anh Đoàn Minh Duy-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ cho biết: “Thực tế, trồng nhãn lồng Hưng Yên tại Đak Pơ không chỉ cho năng suất, chất lượng cao, mà giá bán còn cao hơn các loại nhãn khác. Bên cạnh đó, không cần hóa chất bảo quản, nhãn lồng Hưng Yên vẫn có thể tươi, ngon đến 12 ngày nên không sợ rủi ro. Mặt khác, không chỉ bán ở Việt Nam, nhãn lồng Hưng Yên còn được xuất đi Thái Lan nên đây cũng là một trong những ưu điểm để nhân rộng loại cây trồng này”. Cũng theo anh Duy, năm 2015, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tham mưu UBND huyện bố trí 80 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp năm 2015 để nhân rộng mô hình nhãn lồng Hưng Yên. Hiện tại, đã tiến hành chọn các hộ tham gia mô hình tại xã An Thành và làm việc với ông Phúc để qua đó, ông Phúc sẽ cung cấp giống và truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật cho các hộ tham gia. Hy vọng, mô hình này sẽ thành công và nhãn lồng Hưng Yên sẽ trở thành hướng đi mới trong phát triển kinh tế của nông dân huyện Đak Pơ.

Hồng Thương-Nguyễn Hiền

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).