Nhà xưa trên đất An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhắc đến văn hóa-lịch sử miền đất Tây Sơn Thượng đạo là nhắc đến cái nôi của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn huyền thoại và sự giao lưu văn hóa của dân cư Kinh-Thượng. Trải qua thời gian trên 200 năm, những ngôi nhà xưa trên đất Tây Sơn Thượng đạo, nay là An Khê, vẫn giữ được nguyên vẹn kết cấu xây dựng ban đầu của nó, là minh chứng cho nếp sống, sinh hoạt tinh thần của lớp người Kinh đầu tiên cư trú tại An Khê vẫn còn lưu giữ lại.

Thị xã An Khê ngày nay, tức vùng đất Tây Sơn Thượng đạo xưa kia, có địa thế hiểm trở, dễ phòng thủ và khó tấn công nên đã được Tam kiệt nhà Tây Sơn chọn làm nơi khởi binh dựng nghiệp. Đây cũng là cửa ngõ tiếp giáp giữa Tây Nguyên và vùng Duyên hải Trung bộ nên ngay từ những cuộc di dân đầu tiên từ miền xuôi lên miền ngược, An Khê chính là nơi định cư của cộng đồng người Kinh lên vùng Thượng. Từ đó, những ngôi nhà truyền thống của người Việt xưa đã mọc lên bên cạnh những ngôi nhà mang kiến trúc đặc trưng của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên.

Những chứng nhân thời gian

 

 Ngôi nhà cổ của ông Bùi Sinh. Ảnh: Hồng Thương
Ngôi nhà cổ của ông Bùi Sinh. Ảnh: Hồng Thương

Theo một số khảo cứu, trong thời kỳ dựng nghiệp của nhà Tây Sơn, những chủ nhân giàu có đã có đủ năng lực kinh tế xây dựng nên những ngôi nhà cổ vững chãi mà đến nay vẫn còn tồn tại trên đất An Khê. Những ngôi nhà này đã trở thành chứng nhân trước bao thăng trầm lịch sử, che chở, cưu mang cho nhiều cán bộ yêu nước hoạt động cách mạng. Điển hình như đồng chí Đỗ Trạc-Bí thư đầu tiên của An Khê-đã từng có thời gian ở tại ngôi nhà cổ của ông Bùi Sinh (tổ 15, phường An Phú, thị xã An Khê).

Nhà cổ của ông Bùi Sinh nằm cách đình Tây Sơn Thượng đạo khoảng 200 mét. Ngôi nhà này đã trở thành nơi bao bọc, chở che cho 8 thế hệ người con của dòng họ Bùi. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1759, được kiến tạo theo lối tam đọa, ba gian hai chái, dài khoảng 16 mét, ngang 8 mét. Các vì của căn nhà được làm bằng gỗ thò đo, một loại gỗ rất hiếm. Kèo và xà đều uốn hình rồng, đầu chạm rồng. Ba gian ngoài cách biệt với gian trong bằng cửa ngăn. Mái nhà được làm bằng hệ thống xà gồ rất dày, phía trên lợp một lớp vỏ cây kiền kiền rồi đắp lên lớp đất sét nhuyễn trộn với rơm, sau đó mới lợp tranh. Đến năm 1959, do bị hư hỏng, nước mưa thấm vào nhà nên mái lá này được chủ nhân của ngôi nhà khi ấy là ông Bùi Meo-bố của ông Bùi Sinh-thay thế bằng mái ngói.

Cách ngôi nhà của ông Bùi Sinh chừng 100 mét là ngôi nhà của ông Huỳnh Ngọc Sơn. Tuy không được xếp vào danh sách nhà cổ nhưng theo người nhà của ông Sơn, ngôi nhà được xây dựng lâu đời trên đất An Khê, trở thành nơi trú ngụ cho cháu con 5 đời tộc họ Huỳnh. Ngôi nhà có kiến trúc tổng thể gồm 3 gian, 2 chái, nhiều cột ngang dọc đỡ mái nhà. Tất cả những bộ phận của ngôi nhà như cột nhà, lớp rầm (trần nhà), xà gồ, bàn pha… đều được làm từ các loại gỗ quý, bền chắc như: thò đo, kiền kiền, tứ thiết. Vách nhà được làm bằng đất trộn với rơm, cát bao phủ bên ngoài sườn vách là những cây chằn rằn, cây sặc được buộc bằng lạt tre. Cách thiết kế ngôi nhà rất thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Đặc điểm tiêu biểu nhất là lớp rầm cách mái nhà chưa đầy một mét với kết cấu lát một lớp vỏ cây kiền kiền phía dưới rồi đắp lớp đất bùn trộn tranh phía trên. Lớp rầm này trở thành một lớp cách nhiệt hoàn hảo, giúp ngôi nhà trở nên ấm vào mùa đông và mát trong mùa hè.

Cần đưa vào khai thác du lịch

 

Hàng ngày, bà Huỳnh Thúy Đào vẫn đến trồng rau trong vườn nhà xưa của dòng họ Huỳnh để trông giữ căn nhà.
Hàng ngày, bà Huỳnh Thúy Đào vẫn đến trồng rau trong vườn nhà xưa của dòng họ Huỳnh để trông giữ căn nhà.  Ảnh: Hồng Thương

Mặc dù đã trải qua một thời gian tồn tại rất dài, chịu sự tàn phá của chiến tranh và thời gian nhưng như một sự thần kỳ, những ngôi nhà xưa trên đất An Khê vẫn giữ nguyên vẹn hình dáng ban đầu của nó. Tuy vậy, trước sự tàn phá của thời gian, một số bộ phận của căn nhà bắt đầu có dấu hiệu bị mục, trần nhà đã bị thấm nước vào mùa mưa, vách nhà bắt đầu bị rạn, nứt. Để giữ gìn “báu vật” của dòng họ, thế hệ hậu sinh của những căn nhà này đều rất trăn trở trong việc tìm cách gìn giữ, bảo quản nếp nhà-di sản vật chất quý báu của cha ông để lại.

Bà Huỳnh Thúy Đào-chị gái của ông Huỳnh Ngọc Sơn từng sinh ra và lớn lên trong căn nhà cổ của dòng họ Huỳnh chia sẻ: “Ngày xưa, khi cha tôi (ông Huỳnh Chương-P.V) còn sống, tôi thường nghe ông kể rằng, xưa kia, khi dòng họ lên đây lập nghiệp, vùng đất này còn là rừng núi hoang vu nên ngôi nhà được dựng nên bằng chính những cây gỗ mọc tại chỗ. Thời gian qua, ngôi nhà đã bắt đầu hư hỏng ở một số bộ phận, gia đình đã có ý định trùng tu nhưng vì kinh phí quá ít nên tới giờ vẫn chưa thể thực hiện. Phần nữa, nếu gia đình tự phát trùng tu ngôi nhà này thì e rằng sẽ mất đi nét cổ kính của nó. Vì vậy, rất mong có sự hỗ trợ của Nhà nước để giữ gìn được ngôi nhà bền chắc hơn”.

Anh Phạm Tấn Lộc-hàng xóm của hai ngôi nhà trên thì chia sẻ suy nghĩ: “Theo tôi, những ngôi nhà này cũng là một trong những công trình góp phần làm nên nét đẹp đậm chất lịch sử cho vùng đất Tây Sơn Thượng đạo. Vì vậy, nếu kết hợp khai thác tiềm năng của những ngôi nhà với các điểm di tích lịch sử khác như: Hòn đá Ông Nhạc, Đình An Lũy, An Khê Đình... sẽ rất có lợi cho sự phát triển du lịch của địa phương”.

Theo ông Lê Văn Hiệp-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã, khi nào Nhà nước có hướng trùng tu, tôn tạo Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo, đơn vị sẽ đưa ngôi nhà cổ của ông Bùi Sinh vào làm điểm nhấn để cho khách tham quan du lịch vì ngôi nhà đó chỉ cách Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo 300 mét. Còn việc bảo tồn, gìn giữ các ngôi nhà xưa đều do ý thức người dân tự gìn giữ.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.