Nhà nước sẽ tiếp tục “tặng tiền” cho dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Việc giảm 2% thuế VAT tiếp tục được đề xuất. Nói như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ việc giảm thuế “sẽ giúp bất cứ người dân nào cũng được hưởng, với số tiền ít hơn nhưng mua được nhiều hàng hoá hơn và thực thi rất nhanh”.
Có 2 phương án tiếp tục giảm 2% thuế VAT được Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đưa ra.

Có 2 phương án tiếp tục giảm 2% thuế VAT được Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đưa ra.

Cụ thể: Hoặc giảm 2% VAT đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10% (giảm còn 8%); Hoặc giảm 2% VAT với nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế VAT 10%, trừ một số nhóm hàng hoá, dịch vụ như đã áp dụng trong năm 2022 theo Nghị quyết 43 của Quốc hội.

Thời gian thực hiện, theo đề xuất là từ ngày 1.7 tới đến hết 31.12.2023.

Chúng ta có những con số “khoan thư sức dân” rất lớn.

Chẳng hạn với việc giảm 2% VAT trong năm 2022, coi như nhà nước đã “tặng” cho dân hơn 49.000 tỉ đồng.

Nhớ trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng phát biểu: "Đặc điểm ngân sách Việt Nam là dư địa tài khoá không nhiều nên thay vì chi tiền trực tiếp cho người dân thì giảm thuế giá trị gia tăng 2% sẽ giúp bất cứ người dân nào cũng được hưởng, với số tiền ít hơn nhưng mua được nhiều hàng hoá hơn và thực thi rất nhanh”.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết: Số thuế đã gia hạn năm trong 2022 ước khoảng 105,9 nghìn tỉ đồng, bằng khoảng 78,5% số dự kiến khi xây dựng Chương trình (135 nghìn tỉ đồng). Tổng số tiền miễn giảm từ các chính sách miễn giảm thuế, phí trong năm 2022 cũng khoảng 50,2 nghìn tỉ, bằng 78,4% số dự kiến khi xây dựng Chương trình (64 nghìn tỉ đồng).

Số miễn giảm lớn, nhưng tính ra, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2022 không những không suy giảm mà còn đạt hơn 127,8% dự toán.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Việc thực hiện chính sách giảm thuế vẫn còn có những bất cập, mà bất cập nhất là số tiền miễn giảm ấy “ở lại túi doanh nghiệp” thay vì đến được với người dân.

Năm 2022, chúng ta đã phải mất nhiều tháng để gỡ những vướng mắc lúng túng, trong đó có quy định doanh nghiệp phải lập hoá đơn riêng cho hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế xuống 8% và một hoá đơn khác ghi mức “thuế suất khác” (5-10%) làm đội chi phí lớn cho doanh nghiệp.

Nhưng thực tế, vẫn tồn tại tình trạng doanh nghiệp, nhất là các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chưa xuất hóa đơn VAT 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện giảm thuế.

Một chính sách thuế chỉ thật sự hiệu quả nếu việc thực thi được kiểm soát chặt chẽ. Bởi chỉ khi giảm trừ tới được từng người dân nó mới thật sự trở thành sức mua.

Có thể bạn quan tâm

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?