Nhà khoa học Trung Quốc cảnh báo nguy cơ đại dịch từ cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng chủng virus cúm gia cầm H5N8 có thể dẫn đến một đại dịch khác.

Giới khoa học Trung Quốc cảnh báo virus cúm gia cầm H5N8 có thể gây đại dịch mới. Ảnh: Wiki
Giới khoa học Trung Quốc cảnh báo virus cúm gia cầm H5N8 có thể gây đại dịch mới. Ảnh: Wiki
Theo công bố trên cổng thông tin y tế Medical Xpress, dòng virus cúm gia cầm mới lần đầu tiên được phát hiện trên một con vịt ở Trung Quốc vào năm 2010. Đến năm 2014, dịch bệnh bùng phát ở Nhật Bản, Hàn Quốc trên cả gia cầm nuôi và chim hoang dã. Đến năm 2016, dịch bệnh bùng phát ở các loài chim tại Ấn Độ, Nga, Mông Cổ, Mỹ và một số khu vực Châu Âu.
"Năm 2020, các đợt bùng phát được quan sát thấy ở 46 quốc gia. Nhà khoa học Trung Quốc Weifeng Shi và George Gao lưu ý, vấn đề này cho thấy virus có thể lây lan rất nhanh, trở thành đại dịch cúm gia cầm. Đáng báo động hơn nữa là báo cáo về tình trạng lây nhiễm chéo ở 7 công nhân nông nghiệp Nga vào tháng 12 năm ngoái" - bài báo trên Medical Xpress viết.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, các công nhân bị nhiễm bệnh không có triệu chứng và không có dấu hiệu cho thấy virus đang được truyền từ người sang người. Nhưng các nhà khoa học chỉ ra rằng, một khi đã bị nhiễm, thường không mất nhiều thời gian để virus thích nghi với các nạn nhân khác. Họ cũng lưu ý rằng virus đã được phát hiện gây chết hàng loạt gia cầm trong nhiều đợt bùng phát. Ví dụ, các công nhân Nga đã được xét nghiệm sau khi hơn 100.000 con gà mái chết.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, H5N8 có khả năng gây bệnh cao, nhưng việc giám sát cẩn thận các trang trại, chợ và chim hoang dã, cùng với các biện pháp kiểm soát lây nhiễm tiêu chuẩn, có thể làm chậm sự lây lan của virus.
NGỌC VÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null