Nguy cơ mất bóng kơ nia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mất hàng trăm năm mới có một cây kơ nia cổ thụ, không chỉ tỏa “bóng tròn che lưng mẹ”, bóng kơ nia đã che mát tâm hồn cho bao thế hệ người Tây Nguyên. Thế nhưng, ngay trên vùng đất Krông Pa được cho là nhiều “cây Tây Nguyên” nhất vùng Đông Nam của tỉnh, kơ nia đang dần vắng bóng vì bị triệt hạ bởi bàn tay con người.

“Kơ nia là một loại cây cô độc. Cho đến một ngày, có một người đến và hình như trong một lúc, một giây phút xuất thần, đánh thức nó dậy, từ trăm ngàn cây cỏ vô danh trở thành bất tử, trở thành biểu tượng của một thời chia cắt và thương nhớ Bắc-Nam. Người nghệ sĩ đã đánh thức dậy, đã “sinh ra” cho chúng ta cây kơ nia là Ngọc Anh”-nhà văn Nguyên Ngọc đã dành những lời cảm ơn ấy đối với nhà thơ Ngọc Anh-tác giả bài thơ “Bóng cây kơ nia” nổi tiếng, đã khiến cho một loài cây không hẳn vô danh như cách nói của nhà văn, trở thành biểu tượng của Tây Nguyên.   

Thương nhớ kơ nia

 

Nhiều kơ nia cổ thụ bị đốn hạ khiến kơ nia vắng bóng hẳn ở nhiều vùng đất. Ảnh: Đức Mạo
Nhiều kơ nia cổ thụ bị đốn hạ khiến kơ nia vắng bóng hẳn ở nhiều vùng đất. Ảnh: Đức Mạo

Thỉnh thoảng trên đường công tác vẫn bắt gặp đâu đó một cây kơ nia mọc chơ vơ bên đường hoặc cô độc giữa một đám rẫy. Và, bao giờ cũng thế, sẽ có người reo lên “kơ nia” một cách thích thú lẫn trìu mến. Không chỉ là biểu tượng của Tây Nguyên, kơ nia đã có trong trái tim của hàng triệu người, dù có người chưa biết dáng hình kơ nia cao thấp thế nào.

Tìm về nơi từng “đếm kơ nia không xuể”, rong ruổi dọc các xã Đất Bằng, Ia Mláh đỏ mắt cũng không thấy một bóng kơ nia nào ven đường. Đến nhà già làng Ma Jing-buôn Proong khi ngày đã chuyển màu chiều. Già Jing trầm ngâm khi nghe hỏi về loài cây quá đỗi thân quen với người Tây Nguyên này: “Kơ nia à, sau giải phóng năm 75, vùng này nhiều lắm, lớn chừng nào cũng có, có cây 2-3 người ôm không hết. Nhưng bây giờ thì hết rồi”. Mí Tuan ngồi lắng nghe câu chuyện hồi lâu cũng góp vào: “Rẫy nhà mình trước có một cây to lắm, nhưng năm 2002, thuê máy móc về cày xới rẫy, nó làm vướng nên nhà mình cưa mất rồi. Giờ chẳng rẫy nhà nào còn nữa”.

Câu chuyện đột nhiên rơi vào im lặng. Mí Tuan và già Jing trao đổi gì đó bằng ngôn ngữ của riêng họ, rồi sôi nổi hẳn: “Hồi nhỏ mình đi chăn bò thường nhặt quả kơ nia ăn, mát lắm. Hột của nó ăn bùi gần giống đậu phộng. Con nai con mang cũng rất thích ăn quả này”-mí Tuan kể. Theo mí Tuan, trước đây khi bà con phát rừng làm rẫy thường để lại những cây kơ nia để lấy bóng mát. Các cây khác thường làm ảnh hưởng đến cây trồng nhưng riêng kơ nia vô hại. Những bà mẹ địu con trên lưng trong những tháng ngày lao động trên nương, khi mỏi, thường đặt con dưới bóng mát kơ nia. Hoặc giữa buổi trưa nắng, chỉ cần ngơi nghỉ chốc lát dưới bóng loài cây này cũng tan đi mỏi mệt. Bao nhiêu em bé đã lớn lên dưới bóng mát kơ nia. Hình bóng kơ nia gắn với hình ảnh thương yêu của bao nhiêu bà mẹ Tây Nguyên vô danh. Có lẽ thế, mà gần như vô thức, kơ nia trở nên thân thuộc, sẵn trong tiềm thức sâu xa của mỗi đứa con sinh ra và lớn lên giữa Tây Nguyên đại ngàn.

“Hồi chiến tranh ác liệt, trong những lúc hành quân, lúc mệt quá chúng tôi có lúc nghỉ tạm dưới những bóng kơ nia. Ngày ấy kơ nia còn nhiều, rải đều khắp nơi. Loài cây này sống khỏe, bom đạn giày xéo thế mà không hề hấn gì”-già Jing bồi hồi nhớ lại. Không chỉ là cây bóng mát, kơ nia đã soi bóng xuống hai cuộc chiến tranh tàn khốc và anh dũng của vùng Đất Bằng, Ia Mláh và nhiều vùng đất khác. Trong những ngày tháng chiến đấu cam go mất còn với kẻ thù, hẳn đã có những người như già Jing có lúc ngồi tựa đầu dưới bóng mát cổ thụ trăm năm, để nhớ thương một khúc dân ca vẳng lại từ ký ức, những ngày còn nằm trên lưng mẹ. Chỉ thế cũng đủ tiếp thêm sức mạnh trong tinh thần những chiến sĩ.

Nhưng kơ nia đã vắng hẳn ở vùng này. Không chỉ Ia Mláh, Đất Bằng mà ở nhiều xã gần quốc lộ như Chư Gu, Chư R’Căm, Ia Rsai… khó để tìm thấy một dáng đứng kơ nia.

“Biểu tượng Tây Nguyên” thành củi đốt

 

Trở thành biểu tượng của Tây Nguyên nên kơ nia được trồng ở nhiều nơi: trụ sở Tỉnh ủy, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, Lăng Bác Hồ, Đền Hùng, Học viện Chính trị-Hành chính  quốc gia Hồ Chí Minh... Tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết, mới đây Ban quản lý đã trồng 10 cây kơ nia ở trên đồi, phía sau “Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên” và 3 cây tại Quảng trường.

Sở dĩ kơ nia trở thành hình ảnh biểu trưng của Tây Nguyên bởi sức sống mãnh liệt của nó. Thân cây thẳng, rễ sâu vững chãi. Nhiều cây bị bom xé nửa thân vẫn vươn thẳng giữa trời, tỏa bóng mát quanh năm và rất hiếm khi rụng lá. Từ khi kơ nia đi vào thơ của Ngọc Anh và được Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thì nhiều thế hệ người Việt Nam biết đến cây kơ nia chứ không riêng gì người Tây Nguyên.

Nhưng, một hình ảnh biểu trưng độc đáo, biểu tượng của tính cách và sức sống Tây Nguyên nay đang hiếm dần trong các buôn làng vì người ta đốn làm củi. “Kơ nia không phải cây gỗ quý, không dùng được vào việc gì nhưng có đặc điểm cháy rất đượm. Vì thế, các lò sấy thuốc lá thường tìm mua cây trên rẫy của người địa phương về sấy thuốc lá, rẻ hơn nhiều so với mua củi. Một cây kơ nia cổ thụ bán được khoảng 500-600 ngàn đồng nhưng có thể cho vài khối gỗ”-một người già ở Ia Mláh cho biết.

Ở các xã bên này sông Ba, giao thông thuận lợi và gần các lò sấy thuốc lá nên kơ nia gần như không còn. Nếu có cũng chỉ còn trong núi. Phía bên kia sông Ba, giao thông cách trở, vận chuyển khó khăn, nhiều cây kơ nia vì thế may mắn thoát nạn bị chặt hạ. Xuôi đò qua sông Ba, về phía xã Chư Drăng-xã được cho là còn nhiều kơ nia nhất vùng Krông Pa, nhưng cũng chỉ đếm kơ nia trên đầu ngón tay. Cách đây chưa lâu, hình ảnh thân kơ nia cổ thụ mọc ven đường dẫn vào trung tâm xã bị đốn hạ ngổn ngang. Gốc kơ nia vẫn còn đó, nằm chơ vơ ven đường, gieo bao xót xa tiếc nuối.

Chủ tịch UBND xã Chư Drăng Nay Hem cho biết: “Nếu không ngăn thì các lò sấy thuốc bên kia sông đã qua đây mua sạch kơ nia rồi. Quanh trụ sở xã còn mấy cây để lấy bóng mát, một số buôn cũng chỉ còn lác đác. Hồi xây trụ sở xã buộc phải chặt đi hai cây, năm ngoái có một gia đình liệt sĩ từ Hà Nội vào đây tìm hài cốt người thân dưới gốc một cây kơ nia trong khuôn viên trụ sở nên chúng tôi phải đốn thêm một cây nữa”.

Tìm kiếm một cây kơ nia cổ thụ, tán rộng tỏa bóng mát để giới thiệu “biểu trưng của tính cách Tây Nguyên” với những người yêu quý Tây Nguyên, thương nhớ Tây Nguyên, nhưng chỉ tìm thấy sự nuối tiếc khôn nguôi…

Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.