Người Việt chi nghìn tỷ trong tháng 9 để mua smartphone trên mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người Việt chi tổng cộng 1,15 nghìn tỷ đồng trong tháng 9/2023 để mua sắm điện thoại di động trên các sàn Thương mại Điện tử, phá vỡ kỷ lục của các tháng trước đó.
Ảnh minh họa. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Ảnh minh họa. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Nền tảng EcomHeat của YouNet ECI (Công ty chuyên phân tích Dữ liệu thị trường Thương mại Điện tử) ngày 19/10 đã đưa ra dữ liệu về tổng giá trị hàng hóa giao dịch hàng ngày từ 1.300 gian hàng kinh doanh thiết bị di động trên 3 nền tảng Shopee, Lazada và Tiki.

Theo đó, chỉ tính riêng trong tháng 9/2023, tổng doanh thu của ngành hàng điện thoại di động trên các nền tảng Thương mại Điện tử cán mức 1,15 nghìn tỷ đồng. Còn nếu tính từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình người tiêu dùng Việt Nam đang chi 659 tỷ đồng/tháng để mua sắm các sản phẩm điện thoại di động trên sàn Thương mại Điện tử.

So với tháng 8 trước đó, doanh thu ngành hàng điện thoại di động tháng 9 tăng 23%. Đặc biệt, tăng trưởng doanh thu xuất hiện trải khắp ở hầu hết các nhãn hàng lớn.

Theo đánh giá của YouNet, con số này vẫn không ngừng tăng qua từng tháng và cho thấy người tiêu dùng ngày càng quen với việc mua sắm các mặt hàng giá trị cao thông qua kênh trực tuyến. Dữ liệu cũng cho thấy Samsung vươn lên Top 1 thị phần thương mại điện tử trong khi iPhone rơi xuống hạng 2. Nguyên nhân do iPhone 14 giảm sức hút trong khi iPhone 15 chậm lên sàn.

Trong năm 2023, các sàn Thương mại Điện tử tại Việt Nam đã tăng cường các chương trình khuyến mại khi khách hàng mua sắm smartphone, đặc biệt là smartphone cao cấp, khiến giá của các sản phẩm rẻ hơn so với các cửa hàng vật lý.

Về phía mình, các hệ thống bán lẻ smartphone lớn tại Việt Nam như CellphoneS, FPT Shop, Di Động Việt... cũng tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi lớn về giá khi mua trực tuyến khiến lượng smartphone bán online cũng tăng mạnh.

Đây được cho là một xu hướng tích cực của Chuyển đổi Số, khi các kênh bán hàng trực tuyến giờ đây đã được người dân tin tưởng nhiều hơn để mua sắm các sản phẩm có giá trị như điện thoại, máy tính bảng, đồ gia dụng điện tử.

Ông Nguyễn Phương Lâm đại diện công ty YouNet ECI nhận định sở dĩ người Việt mua sắm trên Thương mại Điện tử gia tăng bởi hiện nay hầu hết các sàn đều đã có những cửa hàng chính hãng. Điều này giúp giảm đáng kể lo ngại của người tiêu dùng về vấn đề hậu mãi, bảo hành khi mua sắm trực tuyến.

Đáng chú ý, không chỉ điện thoại di động, theo ghi nhận của các sàn Thương mại Điện tử, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm và đặt mua những mặt hàng có giá trị cao.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.