Khi người trẻ 'cháy túi' sau tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau kỳ nghỉ tết, nhiều bạn trẻ đã phải đối mặt tình trạng "cháy túi" do chi tiêu quá tay.

Méo mặt vì chi mạnh tay

Lê Thị Chinh (28 tuổi), làm việc ở P.Bình Thọ, TP.Thủ Đức (TP.HCM), thở dài khi kiểm tra tài khoản ngân hàng sau kỳ nghỉ tết. Dù đã tính toán trước, nhưng khi tổng kết, số tiền còn lại vẫn khiến cô hụt hẫng. "Cứ nghĩ biếu ba mẹ mỗi bên 3 triệu đồng, ông bà mỗi bên 1 triệu đồng kèm hộp nước yến là vừa đủ, ai ngờ mấy khoản lặt vặt như tiền lì xì, đi lại, ăn uống, sắm sửa, làm tóc… đội lên quá trời", Chinh than thở.

Mua sắm mạnh tay ngày tết có thể khiến các bạn trẻ lâm cảnh thâm hụt tài chính
Mua sắm mạnh tay ngày tết có thể khiến các bạn trẻ lâm cảnh thâm hụt tài chính

Vừa cưới nhau chưa lâu, vợ chồng Chinh thống nhất không mua sắm nhiều, thậm chí ăn tết ở nhà mẹ ruột để tiết kiệm. Thế nhưng khi nhìn lại các khoản chi, cô vẫn thấy bất ngờ. "Tưởng tiết kiệm được, ai dè vẫn thâm hụt. Qua tết phải siết chi tiêu để bù lại", Chinh nói.

Trần Quốc Bảo (33 tuổi), ngụ đường Lê Đức Thọ, P.16, Q.Gò Vấp (TP.HCM), thì không quá chú trọng việc biếu tết mà lại "vung tay" vào những cuộc vui với bạn bè. "Tết mà, lâu lâu mới có dịp hội ngộ, không lẽ lại tiếc tiền", Bảo nói.

Bảo cho biết từ 28 tháng chạp đến mùng 5 tết, mỗi ngày anh đều có lịch đi chơi. Khi thì cà phê, chúc tết, lúc thì nhậu tất niên, tân niên. Mỗi lần đi chơi, Bảo đều đặt xe ôm công nghệ nên lại tốn thêm khoản tiền di chuyển. "Mấy chầu nhậu dịp tết ai cũng hứng khởi, rôm rả. Rượu, bia, mồi chưa hết đã gọi thêm. Lúc đó vui quá không nghĩ gì, nhưng sau tết nhìn lại mới thấy xót ruột", Bảo kể.

Sau tết, tiền lương tháng trước gần như cạn sạch, tiền công ty lì xì cũng không đủ bù đắp, Bảo đành siết chặt chi tiêu, cắt luôn gói tập gym. "Bài học là năm sau phải đặt hạn mức chi tiêu rõ ràng, không thì năm nào cũng lặp lại cảnh này", Bảo thở dài.

Nguyễn Thụy Kiều Duyên (26 tuổi), làm việc ở đường Lê Thánh Tôn, P.Bến Nghé, Q.1 (TP.HCM), cũng quyết định "mạnh tay" sắm sửa cho bản thân và gia đình dịp tết. Duyên mua quần áo mới, quà biếu ba mẹ, gia đình người yêu, đổi điện thoại để đón năm mới may mắn, chưa kể khoản làm tóc hơn 2 triệu đồng, khiến cô rơi vào tình trạng "cháy túi" sau tết.

"Ban đầu chỉ định sắm 1, 2 bộ đồ mới, nhưng rồi thấy sale quá hời, thế là mình quẹt thẻ liên tục. Đổi điện thoại cũng vì thấy mình dùng máy cũ lâu rồi, nghĩ rằng năm mới cần làm mới bản thân. Tuy nhiên, khi hóa đơn thẻ tín dụng báo về sau tết, mình mới giật mình nhận ra đã chi quá tay. Bây giờ phải hạn chế tiêu xài hết tháng này để trả nợ", Duyên chia sẻ.

Cân bằng bài toán tài chính hậu tết

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, chuyên gia kinh tế, nguyên Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM, cho rằng tình trạng "cháy túi" sau tết là khá phổ biến, đặc biệt ở giới trẻ. Để nhanh chóng lấy lại cân bằng tài chính, các bạn cần thực hiện một số bước. Đầu tiên là đánh giá tình hình tài chính hiện tại. Đây là bước quan trọng nhất để xác định chính xác số tiền còn lại trong tài khoản, các khoản nợ hiện có và các khoản chi phí cố định hằng tháng (tiền nhà, xe, điện, nước, internet...). Sau đó, bạn cần tạo một khoản dự phòng khẩn cấp để đối phó với những tình huống bất ngờ. Khoản này nên đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong ít nhất 3 tháng. Nếu chưa có, hãy bắt đầu tiết kiệm ngay lập tức.

Tân trang nhan sắc là một khoản chi khá lớn của người trẻ dịp tết
Tân trang nhan sắc là một khoản chi khá lớn của người trẻ dịp tết

Ông Dũng cho rằng nếu có nợ, nên ưu tiên trả những khoản nợ có lãi suất cao nhất trước để giảm gánh nặng tài chính và tiết kiệm được chi phí lãi. Sau khi đánh giá tình hình, hãy xem xét và loại bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết, chỉ tập trung vào những nhu cầu cấp thiết. Bên cạnh đó, tìm kiếm thêm nguồn thu nhập, chẳng hạn như làm thêm giờ, làm việc tự do hay thậm chí bán bớt những đồ dùng chưa thật sự cần.

Để tránh tình trạng này lặp lại những năm sau, ông Dũng cho rằng cần lập kế hoạch tài chính trước và sau tết như lập danh sách chi tiêu, bắt đầu tiết kiệm một phần thu nhập hằng tháng từ trước tết. Ngoài ra, cố gắng tránh vay nợ để chi tiêu vì điều này sẽ tạo thêm áp lực tài chính sau tết.

Theo ông Dũng, có nhiều phương pháp quản lý tài chính cá nhân đơn giản nhưng hiệu quả. "Tuy nhiên, tôi cho rằng quan trọng nhất là sự kiên trì và kỷ luật. Các bạn trẻ hãy bắt đầu với những bước nhỏ, dần dần hình thành thói quen quản lý tài chính tốt và duy trì nó lâu dài. Việc quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp các bạn tránh cảnh "cháy túi" sau tết mà còn giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn", ông Dũng khuyên.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản Toàn Cầu, chia sẻ rằng người trẻ có thể cân nhắc các kênh đầu tư để tiết kiệm và tăng thu nhập sau tết. An toàn nhất là gửi ngân hàng. Tiếp đến, bạn có thể nghĩ đến vàng là kênh tích lũy ổn định. Chứng khoán có tính thanh khoản cao nhưng cần kiến thức để không bị thua lỗ. Bất động sản phù hợp với vốn dài hạn, không thích hợp cho người cần tiền gấp. Bitcoin có mức sinh lời hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lớn, chỉ phù hợp với người có tư duy đầu tư dài hạn. Ngoại tệ có thể là kênh phòng thủ trước biến động kinh tế.

Khi đầu tư, tiến sĩ Hiếu khuyến cáo không nên nôn nóng và tránh đầu tư theo kiểu "bầy đàn". Nên phân bổ tiền đầu tư vào nhiều kênh, nhưng tối thiểu phải có tiền tiết kiệm ngân hàng. Ngoài ra, không nên đầu tư theo kiểu "ăn xổi" với hy vọng nhanh chóng có lời khi mua đi bán lại trong thời gian ngắn.

Tiến sĩ Hiếu nhấn mạnh: "Hãy khởi đầu bằng tiết kiệm và khi tiết kiệm tích lũy đã đủ lớn thì mới nên đầu tư. Và đừng đi vay để đầu tư".

Theo Phương Vy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ tích những “chiến binh tí hon”

Kỳ tích những “chiến binh tí hon”

(GLO)- Mỗi trẻ sinh non, nhẹ cân là một “chiến binh tí hon”. Để những “chiến binh tí hon” ấy có một tương lai tươi sáng không chỉ cần sự tận tụy của đội ngũ y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai mà còn là sự kiên trì cố gắng của gia đình và sự giúp đỡ của cộng đồng.

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trước những thông tin giá đỗ trên thị trường bị "ngâm tẩm" chất cấm gây hại cho sức khỏe, trào lưu tự làm giá đỗ tại nhà bất ngờ hot trở lại. Trong các hội nhóm làm giá đỗ, chị em "rần rần" chia sẻ cách làm giá đỗ "ngon - bổ - rẻ" tại nhà, thu hút hàng nghìn lượt tương tác trong thời gian ngắn.

'Đu trend' cách nào?

'Đu trend' cách nào?

Đu trend” dường như đã trở thành thú vui phổ biến của người trẻ ngày nay. Dù có nhiều ý kiến trái chiều về xu hướng này, song giới trẻ vẫn đưa ra những lý giải hợp lý cho sở thích của mình. Theo các chuyên gia, bản thân trend không xấu, cách “đu trend” mới là điều đáng quan tâm.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.