Người dân vùng biên Đắk Nông xin xăng dọc đường, đi 10km mới đổ được xăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày qua, nhiều người dân ở vùng biên của huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đã gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển vì khó tìm được chỗ đổ xăng. 

Một số cây xăng dầu tư nhân ở xã Đắk Wil, Ea Pô đóng cửa ngừng hoạt động. Ảnh: Phan Tuấn
Một số cây xăng dầu tư nhân ở xã Đắk Wil, Ea Pô đóng cửa ngừng hoạt động. Ảnh: Phan Tuấn
Anh Phạm Văn Ửng ở thị trấn Ea Tling, ở huyện Cư Jút mới đây đã rất vất vả để tìm được chỗ đỗ xăng. Theo anh Ửng thì từ thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút đi đến khu vực ngã 3 Giếng Cọp, ở buôn K'Nha, xã Đắk Wil ở cùng huyện để giải quyết công việc. 
Khi đến khu vực ngã ba Giếng Cọp, xe gắn máy của anh Ửng không may bị hết xăng. Thế nhưng, khi tìm kiếm, anh Ửng cho biết đã đi qua 3 cây xăng dầu với quãng đường từ 5-6km ở các địa phương nhưng đều nhận được cái lắc đầu của nhân viên vì không có hàng để bán.

Do hết xăng nên người đi đường chẳng còn cách nào khác đành phải dìu nhau đi tìm chỗ đổ xăng. Ảnh: Phan Tuấn
Do hết xăng nên người đi đường chẳng còn cách nào khác đành phải dìu nhau đi tìm chỗ đổ xăng. Ảnh: Phan Tuấn
Trước tình thế xe hết xăng, anh Ửng phải nhờ người đi đường dìu đến một cây xăng dầu khác ở xã Ea Pô. Thế nhưng, khi anh Ửng đến đây thì cây xăng tư nhân này cũng ngừng hoạt động vì hết hàng. Lúc này, anh Ửng phải vào cây xăng mượn ống nhựa rồi tiến hành hút xăng từ xe gắn máy của người đi đường cho vào chai nhựa để đổ vào xe mình.
Khi có được chút xăng san sẻ từ người đi đường, anh Ửng tiếp tục hành trình đi từ xã Ea Pô đến cây xăng dầu ở xã Nam Dong, huyện Cư Jút thì mới đổ được xăng để về nhà.
Như vậy, từ khi hết xăng, anh Ửng phải trải qua địa bàn 3 xã, đến nhiều cây xăng tư nhân với quãng đường dài hơn 10km. Kết quả cuối cùng, anh Ửng chỉ tìm được chỗ đổ được xăng ở cây xăng dầu của doanh nghiệp thuộc Nhà nước. 

Khi cây xăng hết hàng, không có để bán thì anh Ửng phải mượn vòi nhựa, xin xăng từ người đi đường để tìm đến cây xăng. Ảnh: Phan Tuấn
Khi cây xăng hết hàng, không có để bán thì anh Ửng phải mượn vòi nhựa, xin xăng từ người đi đường để tìm đến cây xăng. Ảnh: Phan Tuấn
Liên quan đến sự việc này, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện nay, một số cây xăng tư nhân ở khu vực xã Đắk Wil, Ea Pô... chỉ còn dầu, không còn xăng để bán đều đặn cho người dân.
"Qua làm việc các cây xăng cho biết, quá trình nhập hàng phải nhập 3 khối dầu mới được mua 1 khối xăng. Do khối lượng xăng mua về được ít nên chỉ bán cho người dân trong khoảng thời gian ngắn là hết hàng. Trữ lượng dầu thì các cây xăng dầu còn rất nhiều nhưng chưa đến thời điểm tưới cây, mùa thu hoạch nông sản nên chẳng có mấy người mua" - lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thông tin thêm.
Theo Phan Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.