Ngày trở về đẫm nước mắt của người phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc 26 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
26 năm bị bạn lừa bán sang Trung Quốc làm vợ người, vừa sinh con xong thì bị chính chồng của mình bán vào "động quỷ" bán dâm. Suốt quãng đời ấy, với chị Chiến chỉ là nước mắt, tủi nhục và nỗi nhớ quê nhà, gia đình. Ngày trốn được “địa ngục trần gian” để về nhà với chị thấm đẫm nước mắt…
 
Ngày trở về đẫm nước mắt của chị Chiến suốt 26 năm sống tủi nhục trên đất khách quê người.
Theo con đường lầy lội, lổn nhổn sỏi đá, trơn trượt trong những ngày mưa rét, chúng tôi tìm về gia đình chị Hà Thị Chiến (SN 1978) ở một vùng quê nghèo thuộc xã Thu Ngạc, huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, khi chị vừa trốn thoát về từ “địa ngục trần gian". 
Trong tâm trạng vẫn còn mệt mỏi, chị Chiến ngồi bó gối, co ro dựa cột nhà khóc sụt sùi. Những giọt nước mắt tủi nhục xen lẫn niềm vui khi được trở về đoàn tụ với gia đình dường như còn vương trên mắt khi chị hồi tưởng lại câu chuyện cách đây 26 năm.
Lục lại ký ức, chị Chiến nhớ lại, vào một ngày giữa tháng 8/1996, khi chị mới 18 tuổi, được một người bạn rủ đi làm ăn xa để kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Do không được ăn học, lại thiếu hiểu biết nên chị đã tin và đi cùng bạn mà không biết bạn đưa đi đâu, mãi sau mới biết mình bị bán sang Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, chị Chiến đã bị bán làm vợ cho một người đàn ông. Sau một thời gian, chị mang bầu và sinh một bé gái. Gia đình nhà chồng hứa sẽ đưa về Việt Nam thăm bố mẹ và các chị em sau khi sinh con, nhưng sau đó chị Chiến bị bán cho một chủ nhà chứa.
 
Cho đến tận bây giờ, chị Chiến vẫn không thể tin có ngày mình được đoàn tụ với gia đình.
Suốt mấy chục năm ròng, chị Chiến sống lầm lũi và bị đối xử như một "con vật" trong nhà chứa mà không được ra ngoài. Bởi thế mà khi nhiều người hỏi về nơi ở, người phụ nữ này đều lắc đầu không biết mình đã ở đâu, vùng nào trên đất Trung Quốc.
Chị gái Chiến nói, ngày trước Chiến cũng xinh gái, nhanh nhẹn, tháo vát mà giờ thì đờ đẫn, chậm ăn, chậm nói, không biết làm gì, ngây ngô như một đứa trẻ khiến cả nhà thương xót.
Trong căn nhà sàn, lợp lá cọ tềnh toàng, đơn sơ, cả gia đình ngồi quây quầy bên bếp lửa hồng, ông Hà Văn Hoạt (bố đẻ chị Chiến) bần thần chia sẻ: “Nhà tôi nghèo lắm, có 6 đứa con gái. Cả 6 đứa đều không được đi học. Chiến là đứa thứ 3. Lúc nó ở nhà chỉ đi đào củ sắn, củ mài về ăn. Cuộc sống vô cùng khó khăn. Khi nó bỏ đi, chúng tôi hỏi han tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn bặt vô âm tín”. 
 
26 năm, người thân không thể tin có ngày chị Chiến trở về với câu chuyện về quãng đời đầy nước mắt, tủi nhục.
Khi chị Chiến được đại diện các cơ quan chức năng đưa về nhà, nhìn thấy chị Chiến, cả nhà ông Hoạt ôm nhau khóc trong niềm vui không thể tả xiết. Chị Chiến cuối cùng cũng đã gặp được người cha già, dáng nhỏ bé, chị Chiến đã lao vào ôm chầm lấy bố bật khóc nức nở trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, Công an xã và người dân khu Còn 1, xã Thu Ngạc. Cuộc đoàn tụ diễn ra ướt đẫm nước mắt của gia đình ông Hoạt, sau 26 năm khắc khoải mong chờ.
Ông Hoàng Văn Liêm - Chủ tịch UBND xã Thu Ngạc cho hay, khi bố con gặp nhau, ông Hoạt run run ôm chặt con gái. Hai bố con ôm nhau khóc, nhiều người đã không kìm được nước mắt. 
Những ngày qua, câu chuyện về chị Chiến phải sống lưu lạc nơi đất khách quê người suốt 26 năm mới được đoàn tụ với gia đình nhận được sự quan tâm, chia sẻ của đông đảo người dân trong xã và tỉnh Phú Thọ. Trước khi trở về bên người thân, chị Chiến có chuyến hành trình đầy gian khổ để tìm bằng được về với đất mẹ.
Theo lời kể của chị Chiến, do dịch Covid-19, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, lợi dụng sự buông lỏng của chủ nhà chứa, chị Chiến được một người ở cùng chỗ nhà chứa (cũng người Việt) giúp đỡ trèo qua cửa sổ, sau đó chị Chiến chạy một mạch vào rừng. Sau 4 ngày vượt núi, ăn những quả rừng để sinh tồn thì chị Chiến kiệt sức, lúc đó chị gặp được một người Trung Quốc đang làm rừng và được người này cho ăn và lưu trú lại 1 đêm. Sáng hôm sau, người Trung Quốc này đưa chị Chiến ra sông (ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc) rồi lên thuyền sang bên Việt Nam.
Đặt chân trên đất Việt Nam, chị Chiến chẳng biết mình đang ở đâu và cứ đi tiếp, đi tiếp. Cuối cùng, chị Chiến đã gặp may khi được Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn giúp đỡ, hỏi han và đưa tiền cho chị bắt xe về Phú Thọ. Tuy nhiên, do thời gian xa quê quá lâu, trí nhớ suy giảm nên chị Chiến đã đi nhầm xe khách vào tận tỉnh Quảng Nam.
 
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng với chị Chiến, bây giờ, cuộc sống mới bắt đầu.
Theo đại úy Trần Lê Dũng - Trưởng Công an xã Thu Ngạc, đầu tháng 3/2020, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Phú Thọ tiếp nhận thông tin do Công an tỉnh Quảng Nam và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Nam cung cấp về việc có một người phụ nữ hộ khẩu ở tỉnh Phú Thọ nghi bị bán sang Trung Quốc từ năm 1990. Người này đang bị cách ly tại Trung tâm Y tế TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Nhờ sự vào cuộc và giúp đỡ kịp thời của Công an tỉnh Quảng Nam, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Phú Thọ đã xác minh nhân thân và đưa chị Hà Thị Chiến trở về quê hương trong sự xúc động, ngẹn ngào của gia đình, người thân.
Chủ tịch UBND xã Thu Ngạc Hoàng Văn Liêm cho biết, sau khi chị Chiến trở về đoàn tụ với gia đình, lãnh đạo địa phương từ tỉnh, huyện Tân Sơn đã đến gặp gỡ, thăm hỏi, động viên chị Chiến và gia đình. Tới đây, địa phương sẽ phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho chị Chiến và gia đình để chị sớm hoà nhập, ổn định cuộc sống.
Tuấn Trung (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.