Emagazine

Ngành dịch vụ Gia Lai "đón đầu" chuỗi sự kiện văn hóa-du lịch

E-magazine Ngành dịch vụ Gia Lai "đón đầu" chuỗi sự kiện văn hóa-du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ đầu năm đến nay, Gia Lai đã tổ chức thành công Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm Ngày thành lập tỉnh, Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất và sự kiện “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”. Theo kế hoạch, những tháng cuối năm, tỉnh tiếp tục tổ chức các sự kiện như: Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên lần thứ 2, Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ 3…

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, các sự kiện văn hóa-du lịch của tỉnh thực sự là “cú hích” sau đại dịch Covid-19. Các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách.

Thời điểm diễn ra các sự kiện văn hóa-du lịch luôn thu hút khá đông lượng khách lưu trú trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, các cơ sở lưu trú, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch đã chuẩn bị các điều kiện để đón khách. Ông Cao Huyền Tuấn Anh-Chủ homestay Tiên Sơn Pleiku-cho hay: “Để đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi của du khách lẫn người dân trong dịp Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya và các lễ hội khác, chúng tôi đã tu sửa, trang trí lại và tạo ra nhiều không gian để du khách khám phá. Cùng với đó, chúng tôi chú trọng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh và các sản phẩm du lịch mới của homestay trên mạng xã hội. Đồng thời, lắng nghe ý kiến, phản hồi từ khách để mang đến chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn”.

Những cửa hàng bán đồ lưu niệm cũng đang đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách tham quan, mua sắm trong thời gian cao điểm sắp tới. Chị Anh Phương-Chủ cửa hàng lưu niệm, đặc sản Tây Nguyên (57 Quang Trung, TP. Pleiku) chia sẻ: “Thời buổi 4.0 nên các hoạt động kinh doanh của chúng tôi cũng đã ứng dụng công nghệ trong việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình đến gần hơn với du khách. Ngoài các món đồ lưu niệm như gùi, thổ cẩm, bầu khô thì những sản vật của núi rừng Tây Nguyên như: rượu cần, măng khô, mật ong, phấn hoa và những đặc sản đã trở thành thương hiệu có tiếng như: hồ tiêu, cà phê, mắc ca… cũng được chúng tôi nhập về với số lượng lớn và trưng bày ở nơi bắt mắt nhất”.

Theo số liệu thống kê, trong tháng 9-2022, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh ước đạt 70.000 lượt, lũy kế 9 tháng có 670.000 lượt khách, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu du lịch ước đạt 440 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Bà Phan Thị Ngọc Hiệp-Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) thông tin: Theo kế hoạch, Sở cùng các địa phương sẽ tập trung quản lý tốt các hoạt động tổ chức lễ hội; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đồng thời, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn; tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp trong kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch năm 2022. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 139 cơ sở lưu trú quy mô lớn và chất lượng phục vụ được đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định cùng với các tour, tuyến hấp dẫn của các đơn vị lữ hành. Hy vọng du khách sẽ có những ấn tượng tốt đẹp khi đến với các lễ hội của tỉnh.

Thời gian này, ngoài 3 chủ thể có các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP thì các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình ở xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) cũng đang tích cực chuẩn bị để trưng bày sản phẩm tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya diễn ra vào tháng 11 tới. Chủ tịch UBND xã Huỳnh Trọng Quang cho biết: “Ủy ban nhân dân xã đã thông báo đến cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình biết để chuẩn bị đầy đủ sản phẩm nông nghiệp an toàn phục vụ lễ hội. Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya là dịp để giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản của địa phương đến đông đảo người dân và du khách”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thanh-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh: Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2022 là một trong những hoạt động lớn của huyện. Tại sự kiện, huyện cũng sẽ tổ chức phiên chợ nông sản an toàn để trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản sạch, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP do người dân địa phương làm ra. Hiện các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn huyện đang tích cực chuẩn bị những sản phẩm chất lượng để trưng bày và phục vụ người tiêu dùng.

Nằm trên cung đường du lịch Biển Hồ-Chư Đang Ya, điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP Gia Lai cũng tạo cơ hội để du khách dễ dàng tiếp cận với sản phẩm đặc trưng của địa phương. Dịp này, điểm trưng bày giới thiệu 30 sản phẩm đặc trưng được chứng nhận OCOP đạt 3-4 sao cấp tỉnh như: cà phê, hồ tiêu, mật ong, bò khô, măng khô, mắc ca, cao đinh lăng, đông trùng hạ thảo, gạo, trà… Theo ông Nguyễn Tấn Công-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp liên hiệp Gia Lai, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại Khu du lịch Biển Hồ là điều kiện vô cùng thuận lợi để du khách biết đến những sản vật đặc trưng của địa phương. Cùng với các sự kiện văn hóa-du lịch của tỉnh và các địa phương, những sản vật đã được gắn sao OCOP có thêm cơ hội vươn ra thị trường trong và ngoài nước. Trong những ngày lễ hội diễn ra, nếu điểm trưng bày được cung cấp thêm các ấn phẩm, tờ rơi, cẩm nang du lịch Gia Lai để tặng kèm cho du khách khi đến mua hàng hoặc mỗi khi đưa các sản phẩm đi xúc tiến thương mại ở các tỉnh, thành trong cả nước thì sẽ rất hiệu quả.

Nhằm hưởng ứng các sự kiện văn hóa-du lịch lớn của tỉnh trong thời gian tới, UBND TP. Pleiku đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền ở các khu dân cư, trục đường chính; tuyên truyền, đăng tải các clip, hình ảnh về du lịch; xây dựng chuyên trang về du lịch và liên kết trang giới thiệu du lịch Pleiku trên Cổng thông tin điện tử thành phố…

Việc lồng ghép xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực của tỉnh. Đây cũng là hướng đi mà ngành du lịch Gia Lai đang triển khai thực hiện. Theo thống kê, toàn tỉnh có 214 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 189 sản phẩm đạt 3 sao. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã phối hợp tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm OCOP của tỉnh làm tặng phẩm cho khách du lịch tham quan trong các sự kiện. Bà Nguyễn Thị Bích Thu-Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) khẳng định: “Chúng tôi luôn đồng hành cùng các chủ thể để hỗ trợ xây dựng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh. Thông qua việc quảng bá tại các sự kiện văn hóa-du lịch của tỉnh sẽ tạo được sự giao lưu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP đến người dân trong và ngoài tỉnh”.


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.