‘Giá cà phê hôm nay đã chạm mốc 110.000 đồng/kg. Nếu có tăng lên đến 120.000 đồng/kg cũng là điều bình thường’, ông Thái Như Hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA) nhận định.
(GLO)- Nhằm hạn chế sử dụng lao động trẻ em trong ngành hàng cà phê Việt Nam, Công ty cổ phần TMT Consulting (tỉnh Đak Lak) phối hợp Huyện Đoàn Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) thành lập 17 Câu lạc bộ (CLB) “Sân chơi cho em” tại các xã: Đak Krong, A Dơk, Glar.
(GLO)- Năm 1999, giá cà phê đang từ 6.000 đồng/kg quả tươi đột ngột tụt xuống 800 đồng/kg. “Cà phê không bằng cà pháo“, câu nói vui nhưng là hiện thực của thời kỳ này. “Giai đoạn vàng“ kết thúc cũng là lúc “đất vàng đất bạc“ kiệt dần, năng suất cà phê mỗi năm mỗi giảm.
(GLO)- Thập niên 90 của thế kỷ trước, đặc biệt quãng thời gian 1993-1998, có thể nói là “giai đoạn vàng“ của ngành cà phê. Điều này đã tạo nên một cơn sốt đối với loại cây “đẻ quả vàng“. Không chỉ nông dân “người người trồng cà phê, nhà nhà trồng cà phê“ mà cả cán bộ, công chức cũng đua nhau bỏ vốn mua đất trồng. Bộ mặt của các nông trường, các khu dân cư bỗng bừng sáng như có phép nhiệm màu.
(GLO)- Ở 2 tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum), gần nửa thế kỷ qua, cà phê đã trở thành “cây xóa đói giảm nghèo“, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nuôi sống hàng vạn con người. Tất nhiên không có thành quả nào tự nhiên đến và cũng không thành quả nào chỉ vươn thẳng một chiều. Lịch sử phát triển cây cà phê trên vùng đất này cũng đã trải qua không ít thăng trầm. Và cho đến hôm nay, những dấu hỏi lớn cho ngành sản xuất cà phê nơi đây vẫn đang chờ lời giải.