(GLO)- Trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa-thể thao của Ngày hội Du lịch huyện Kbang năm 2024, làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung) đã phục dựng lễ “Tỉa lúa đầu năm”, trình diễn cồng chiêng và tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị cho du khách như đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng…
(GLO)- Nhiều gia đình Jrai ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn duy trì việc trữ củi dưới gầm nhà sàn. Với bà con, việc làm này không chỉ phục vụ sinh hoạt mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc.
(GLO)- Người dân làng Phung, làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang lưu giữ nét đẹp bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Jrai. Nhiều năm nay, người dân nơi đây đã phát huy lợi thế này để phát triển du lịch, giúp tăng thu nhập, giữ gìn và quảng bá văn địa phương.
(GLO)- Vòng đời người Jrai từ lúc nhận được ánh sáng mặt trời cho đến lúc về với cõi Atâu (cõi ma) trải qua nhiều nghi lễ cho mình, cho người thân. Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn“, biết ơn đấng sinh thành và người nuôi dưỡng mình, người Jrai có hẳn lễ báo hiếu cha mẹ (tiếng Jrai là Pơ pủ kơ amí ama).
Đất nước đi qua nhiều giai đoạn lịch sử, hành trình văn hóa nghệ thuật đôi lúc có những đứt gãy là điều không tránh được. Trong tiến trình hội nhập và phát triển, cũng như sự tiếp biến văn hóa, bằng những nỗ lực cùng sự nhạy bén của giới trẻ, bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống dần trở lại, mang hơi thở thời đại và hòa điệu cùng nhịp sống đương thời.
(GLO)-Không quy định về thời gian hay số lượng nhưng theo truyền thống bao đời của người Jrai ở xã Ia Băng (huyện Chư Prông), con gái khi “bắt chồng“ thì nhà gái phải có nhiệm vụ chở củi sang nhà sui gia thay cho lời cảm ơn vì đã nuôi nấng và cho họ một chàng rể.