NASA hoãn vô thời hạn việc đưa tàu vũ trụ Starliner trở về Trái Đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đây là lần hoãn thứ tư kể từ khi tàu Starliner đưa hai phi hành gia người Mỹ của NASA lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 5/6, sau nhiều lần hoãn hủy.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Mũi Canaveral, bang Florida (Mỹ) ngày 5/6/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Mũi Canaveral, bang Florida (Mỹ) ngày 5/6/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong thông báo ngày 21/6, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kế hoạch đưa tàu Starliner của Boeing chở theo các phi hành gia từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) về Trái Đất tiếp tục bị hoãn.

NASA không đưa ra thời hạn dự kiến mới cho kế hoạch này.

Trong quá trình kiểm tra tàu, phi hành đoàn đã phát hiện năm lỗi kỹ thuật ở 28 động cơ đẩy, năm điểm rò rỉ helium có thể tăng áp suất với những động cơ này và một số vấn đề chưa được khắc phục ở hệ thống van dẫn.

Những trục trặc này làm gia tăng những vấn đề trong chương trình Starliner của Boeing, vốn trong nhiều năm đã gặp lỗi phần mềm, lỗi thiết kế hoặc tranh cãi giữa các nhà thầu phụ.

Đây là lần hoãn thứ tư kể từ khi tàu Starliner đưa hai phi hành gia người Mỹ của NASA là Butch Wilmore và Suni Williams lên ISS hôm 5/6 sau nhiều lần hoãn hủy.

Chuyến bay cũng là lần đầu tiên Starliner đưa theo các phi hành gia lên vào vũ trụ, sau hai lần bay không người lái từ năm 2019.

Hành trình đầu tiên của phi hành đoàn CST-200 Starliner tới ISS là dấu mốc quan trọng đối với tập đoàn Boeing bởi đây được xem là bài kiểm tra then chốt trước khi NASA cấp chứng nhận cho phép Starliner thực hiện các chuyến bay thường lệ.

Vụ phóng tàu vũ trụ này diễn ra vào thời điểm Boeing đang nỗ lực giành thị phần lớn hơn trong hoạt động kinh doanh giàu lợi nhuận của NASA.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao hành tinh bí ẩn phồng to kì lạ?

Vì sao hành tinh bí ẩn phồng to kì lạ?

Theo những quan sát mới từ Kính viễn vọng thiên văn James Webb (JWST), lượng dự trữ khí mê-tan thấp đáng ngạc nhiên có thể giải thích tại sao một hành tinh xung quanh một ngôi sao gần đó lại phồng lên một cách kỳ lạ.
NASA sẽ tạo múi giờ mới cho Mặt trăng

NASA sẽ tạo múi giờ mới cho Mặt trăng

Trọng lực thấp hơn của Mặt trăng có nghĩa là thời gian trôi chậm hơn trên bề mặt của nó. Với nhiều sứ mệnh Mặt trăng được lên kế hoạch, NASA hiện đã được Nhà Trắng giao nhiệm vụ tạo ra múi giờ Mặt trăng vào năm 2026.