Mùa xoài thiệt đơn thiệt kép của nông dân Đắk Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời điểm này, nhiều hộ nông dân trồng xoài trái vụ ở trên địa bàn các huyện Cư Jút, Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi, giá cả xuống thấp nên nhiều nông dân nơi đây đang phải đón nhận vụ thu hoạch xoài kém nhất trong nhiều năm trở lại đây.
 
Vườn xoài của ông Mai Hồng Khởi, ở xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút ra trái không đều, sản lượng thấp hơn mọi năm rất nhiều. Ảnh: Nguyễn Tâm
Vườn xoài của ông Mai Hồng Khởi, ở xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút ra trái không đều, sản lượng thấp hơn mọi năm rất nhiều. Ảnh: Nguyễn Tâm
Thời tiết bất lợi, nhiều vườn xoài mất mùa
Các năm trước, vào thời điểm này, thương lái tấp nập đến các nhà vườn trồng xoài ở huyện Đắk Mil, Cư Jút để đặt hàng, chốt giá. Thế nhưng năm nay, tại các vườn xoài hầu như vắng bóng thương lái. 
Gia đình ông Đinh Văn Hạnh, ở thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút trồng hơn 1ha xoài. Vụ này, gia đình ông Hạnh cố gắng cho vườn xoài ra hoa trái vụ để bán phục vụ thị trường Tết. 
“Năm nay làm xoài trái vụ rất khó khăn, cứ 10 hộ làm thì có đến 6 - 7 hộ kêu mất mùa, thất bại. Nguyên nhân thất bại bởi thời điểm cây xoài ra hoa thì gặp phải sương muối. Chưa dừng lại ở đó, cây xoài còn đối diện với thời tiết mưa lớn kéo dài nên bị hư hoa, cháy trái” - ông Hạnh buồn bã.
Còn ông Mai Hồng Khởi, ở xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút cho hay, 2 đợt làm hoa trái vụ cho vườn xoài nhưng đều gặp phải mưa. Do đó, khi xoài ra hoa thì bị thối hỏng, phân hóa mầm hoa không đều. Hai tháng qua, ông phải cắt bỏ 2 đợt hoa để kích cho cây ra hoa trở lại, nhưng đều không đạt kết quả. Không chỉ xoài mất mùa do thời tiết mà giá cả cũng đã xuống ở mức rất thấp.
Nếu như 2 năm trước, giá xoài thị trường cuối năm bình quân khoảng từ 45.000 - 50.000 đồng/kg. Còn năm nay, xoài đầu vụ chỉ 7.000 đồng/kg. Theo ông Khởi, để vườn xoài ra hoa đậu quả trái vụ đạt kết quả thì các nhà vườn phải tốn khá nhiều công sức, chi phí mua vật tư... Chi phí để 1ha xoài ra hoa trái vụ, bà con nông dân phải đầu tư khoảng từ 30 - 40 triệu đồng tiền phân bón, chế phẩm sinh học, nhân công để chăm sóc vườn cây. 
“Hiện giá xoài quá rẻ, nên người dân màu vụ này vừa thiệt đơn thiệt kép”, ông Khởi cho hay.
Nông dân cần chú trọng xây dựng chuỗi liên kết
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh  Đắk Nông đang có khoảng 1.700ha xoài, tập trung chủ yếu tại huyện Đắk Mil, Cư Jút… Khoảng 5 năm trở lại đây, khi giá xoài tăng cao, người dân ở một số địa phương mở rộng diện tích.
Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân không nên sản xuất theo giá cả thị trường, phá vỡ cơ cấu cây trồng của địa phương.
Việc đầu tư phát triển sản xuất phải cân đối giữa cây trồng mới và cây trồng truyền thống như cây ăn trái khác, cà phê, tiêu, cây ngắn ngày để bảo đảm nguồn thu.
Mặt khác, xoài là sản phẩm có thời gian bảo quản ngắn và thường thu hoạch tập trung theo mùa vụ. Do đó, khi đầu tư sản xuất, bà con cần cân nhắc, lựa chọn loại cây trồng phù hợp với nhu cầu thực tế. Đặc biệt, người dân nên tham gia các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm tránh việc không có đầu ra trong sản xuất.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Hồ Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Jút cho hay: “Hiện nay, người trồng xoài gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, chủ yếu phụ thuộc vào thương lái vãng lai. Thời gian qua, địa phương đang cố gắng liên kết tìm kiếm đầu ra cho người nông dân nhưng cũng đang gặp phải không ít khó khăn, bởi thị trường xuất khẩu xoài ra nước ngoài cũng bấp bênh. Mặt khác, hiện nay chưa có doanh nghiệp nào bao tiêu được toàn bộ sản phẩm xoài cho người nông dân huyện Cư Jút”.
Theo Phan Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.