Một phiên thu 30 tỷ đồng, Kon Tum quyết định tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh mỗi năm 2 lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỉnh Kon Tum đã thống nhất tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh mỗi năm 2 lần, vào giữa năm và cuối năm.
Ngày 14/6, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản gửi các đơn vị về việc tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch.
Theo đó, sau khi xem xét đề nghị, ý kiến đề xuất của UBND huyện Tu Mơ Rông và Sở Công Thương, UBND tỉnh thống nhất tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh mỗi năm 2 lần, vào giữa năm và cuối năm. Riêng năm 2023 sẽ tổ chức phiên chợ cùng thời điểm với sự kiện kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Kon Tum.
Về kinh phí tổ chức, UBND tỉnh giao huyện Tu Mơ Rông chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Du khách tham quan phiên chợ sâm Ngọc Linh tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vào tháng 4/2022. Ảnh: H.L
Du khách tham quan phiên chợ sâm Ngọc Linh tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vào tháng 4/2022. Ảnh: H.L
Ngoài ra, UBND tỉnh giao Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở NNPTNT trên cơ sở thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh và bố trí nguồn kinh phí tổ chức đảm bảo theo đúng quy định.
Từ ngày 24-26/4 vừa qua, huyện Tu Mơ Rông và tỉnh Kon Tum đã lần đầu tiên tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch và các sản phẩm đặc hữu.
Phiên chợ có tổng cộng 46 gian hàng của 38 doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày hơn 158 sản phẩm bao gồm củ sâm, các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu và các sản phẩm đặc hữu.
Kết thúc phiên chợ, người dân và các doanh nghiệp đã thu về 30 tỷ đồng. Đây là số dược liệu bán ra lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Kon Tum.
Theo Hoàng Lộc (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.