Một công dân nén niềm đau riêng vì sức khỏe cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhận tin vợ mất ngày 31-3, nhưng vì đang cách ly tập trung tại Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh (Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai), ông L.Đ.S (SN 1955)- tổ 4, phường Phù Đổng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai đành gạt nỗi niềm riêng vì không muốn vì mình mà ảnh hưởng đến công sức phòng, chống dịch của bao người.
Ông S. kể: Tôi làm ăn bên Campuchia, nhận được tin báo vợ ốm nặng nên sắp xếp để về. Tuy nhiên về đến Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh ngày 23-3 thì được hướng dẫn phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19. “Tôi hiểu là một công dân thì phải chấp hành các quy định của Nhà nước nhất là trong tình hình hiện nay khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Vì vậy tôi tự nguyện về Khu cách ly và đến nay đã ở được 9 ngày”.
Cán bộ động viên ông S. yên tâm ở lại Khu cách ly, chuyện nhà đã có chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ chu toàn. Ảnh: Như Nguyện
Cán bộ động viên ông S. yên tâm ở lại Khu cách ly, chuyện nhà đã có chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ chu toàn. Ảnh: Như Nguyện
Hôm 31-3, nhận được tin báo vợ qua đời, ông S. vô cùng đau đớn nên đã trình bày nguyện vọng xin được về nhà lo ma chay cho vợ. Tuy vậy, khi được cán bộ động viên, giải thích, ông S. chấp nhận ở lại Khu cách ly đúng thời gian quy định là 14 ngày rồi mới về để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. “Vợ chồng ở với nhau đã 30 năm nay, tôi buồn và lúc đầu nôn nóng được về nhà gặp mặt vợ lần cuối, chu toàn nghĩa vợ chồng. Tuy nhiên, khi nghe cán bộ giải thích, động viên nên chấp nhận nén lại nỗi niềm riêng vì sức khỏe cộng đồng. Không thể chỉ vì việc cá nhân của mình mà ảnh hưởng đến mọi người, đến công sức của cả địa phương đang nỗ lực ngày đêm chống dịch”- ông S. rưng rưng xúc động nói.
Theo ông S., vợ ông bị viêm tuyến tụy, suy thận, đau ốm nhiều năm nay và đã đi khám chữa bệnh khắp nơi. Vợ chồng ông có với nhau 2 người con. Ông cũng đã gọi điện về nhà dặn dò các con lo chu toàn cho mẹ. Hàng xóm láng giềng, chính quyền địa phương cũng đã sang thăm hỏi, trợ giúp gia đình lo ma chay. “Tôi chỉ buồn nhất không được gặp mặt, tiễn đưa người vợ tào khang giây phút cuối cùng. Mong vợ hiểu và thông cảm cho tôi”- ông S. tâm sự.
Trung úy Đỗ Cao Cường- Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, phụ trách dãy nhà F3, Khu cách ly tập trung nơi ông S. đang ở cho biết: Chúng tôi hết sức thông cảm, chia sẻ nỗi đau của ông S. tuy nhiên vì quy định chung nên cán bộ đã động viên tinh thần và giải thích các quy định để ông S. hiểu. Qua nghe cán bộ giải thích, ông S. cũng đã yên tâm ở lại, chấp hành theo quy định.
Ông S. nén niềm đau riêng vì sức khỏe cộng đồng. Ảnh: Như Nguyện
Ông S. nén niềm đau riêng vì sức khỏe cộng đồng. Ảnh: Như Nguyện
Về trường hợp của ông S., Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã báo cáo về Ban chỉ đạo cấp tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND TP.Pleiku, UBND phường Phù Đổng có sự hỗ trợ kịp thời cho gia đình ông S. Về việc này, ông Nguyễn Giang Nam- Phó Chủ tịch UBND phường Phù Đổng, TP.Pleiku cho hay: Những ngày qua, UBND phường, các ban, ngành, đoàn thể địa phương cùng tổ dân phố thường xuyên cử cán bộ có mặt tại nhà ông S. phụ giúp gia đình lo hậu sự. Bà con xóm giềng cũng thăm viếng nhanh chóng rồi về không tập trung đông người để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Chiều 1-4, đã hoàn tất xong các nghi lễ và di quan ra nghĩa trang chôn cất.  
Cùng với cả nước, Gia Lai đã và đang triển khai quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch. Những tấm lòng cộng đồng, trách nhiệm, mình vì mọi người như ông S. và gia đình rất đáng trân trọng. Mọi người dân chung sức, đồng lòng sẽ góp phần quan trọng vào thành công trong công tác phòng, chống dịch thời gian đến.
Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null