(GLO)- Với 10 mô hình giảm nghèo bền vững được ngành Lao động-Thương binh và Xã hội Gia Lai triển khai trong 3 năm (2009-2011) ở 10 huyện, gồm: Kông Chro, Krông Pa, Kbang, Đức Cơ, Chư Pah, Chư Prông, Ia Grai, Đak Đoa, Phú Thiện và Ia Pa đã góp phần quan trọng tạo nên những đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tạo động lực thoát nghèo
Mô hình nuôi ngan ở làng Ia Hlủ, xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah) đã mang lại hiệu quả cho hộ nghèo. Giữa năm 2010, 20 hộ nghèo trong làng được chọn triển khai mô hình, mỗi hộ được cấp 8 con ngan đẻ, 1 con ngan đực để nhân giống. Hầu hết ngan cấp về cho các hộ 2 đến 3 tháng đã đẻ trứng. Mô hình còn đầu tư xây chuồng trại, hỗ trợ lúa, cám để giúp bà con nuôi ngan trong vòng 10 tháng. Bà con chỉ cần bỏ công chăm sóc; còn kỹ thuật nuôi ngan, ấp trứng, chuồng trại được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ càng, vì thế ngan phát triển rất nhanh.
Bà Võ Thị Tuyết- cán bộ Khuyến nông xã Nghĩa Hưng hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngan cho 20 hộ nghèo ở làng Ia Hlủ, cho biết: Chu kỳ đẻ trứng của ngan là 2 tháng/lần, kéo dài từ 15 đến 20 ngày. Sau đó, ngan ấp từ 25 ngày đến 30 ngày thì nở con. Nuôi khoảng 1 tháng ngan được 1 kg và trong vòng một năm thì ngan nặng khoảng 3 kg. Kỹ thuật nuôi ngan cũng đơn giản như nuôi gà, vịt, song điều quan trọng là nuôi ngan ít bị dịch bệnh hơn so với các gia cầm khác.
Ông Bút- Chi hội trưởng chi hội Nông dân làng Ia Hlủ, tâm sự: Khi triển khai mô hình nuôi ngan ở làng chúng tôi mừng lắm. Tôi làm chuồng trại, rào chắn cẩn thận nên sau một năm đàn ngan phát triển từ 8 con lên 25 con. Cứ đà này, chỉ một năm nữa, đàn ngan có thể phát triển lên 100 con. Tính giá thị trường hiện nay là 60.000-70.000 đồng/kg, gia đình tôi cũng thu được từ nuôi ngan vài chục triệu đồng/năm.
Hiệu quả thực tiễn
Theo khảo sát của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, trong số 10 mô hình triển khai ở 10 huyện thì hiệu quả đạt được 80% trở lên. Bởi đối với người nghèo, mong muốn chung của họ là có vốn, có việc làm để tạo ra thu nhập ổn định hàng tháng. Hiểu được mong muốn đó, nên các chương trình hỗ trợ người nghèo của ngành tập trung vào những mô hình mang lại giá trị kinh tế thiết thực như thế. Mô hình nuôi ngan ở Ia Hlủ là một ví dụ điển hình.
Ngoài ra, còn có mô hình trồng chuối nguyên liệu triển khai tại xã Ia Din (huyện Đức Cơ), với quy mô 2 ha, hỗ trợ cho 20 hộ nghèo tham gia. Mô hình triển khai từ năm 2010 đến nay đã cho sản phẩm, mỗi buồng chuối bán khoảng 15.000 đồng-20.000 đồng; hoa chuối bán ngay tại vườn với giá 2.000 đồng/búp; lá chuối thì bán làm bánh hoặc sử dụng nuôi bò, nuôi thỏ; thân cây chuối sau khi thu hoạch quả đem thái nhỏ trộn cám nuôi bò, nuôi ngan hoặc cắt phơi lấy bẹ bán cho cơ sở làm thủ công mỹ nghệ. Hợp tác xã Thảo Nguyên, huyện Chư Prông ký kết hợp đồng mua bẹ chuối với bà con.
Còn mô hình trồng tre lấy măng được triển khai tại các xã Ia Kly, Bình Giáo, huyện Chư Prông, với quy mô 7 ha/xã, mỗi xã có 35 hộ tham gia. Triển khai mô hình từ năm 2010, với năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha/năm, chất lượng măng ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao, giá bán trung bình 8.000 đồng-10.000 đồng/kg, trong khi vốn đầu tư lại ít, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản với mật độ trồng 500 cây/ha, cự ly trồng 5 x 7 mét, mỗi bụi tre khoảng 3-5 cây. Bên cạnh đó, mô hình nuôi dê sinh sản tại các xã Chư Mố, Ia Broăi, Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa); mô hình nuôi gà thả vườn ở xã Ia Ke (huyện Phú Thiện)… cũng cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Minh Tâm- Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thì các mô hình giảm nghèo bền vững này không chỉ cho người nghèo cái “cần câu” mà còn cho “mồi câu” và bày cho họ “cách câu” hiệu quả nhất. Những mô hình như trên sẽ tiếp tục được triển khai hỗ trợ vốn, kinh nghiệm làm ăn ở chính nơi họ sinh sống để tạo ra được thu nhập kinh tế ổn định từ hộ gia đình.
Tạo động lực thoát nghèo
Mô hình nuôi ngan ở làng Ia Hlủ, xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah) đã mang lại hiệu quả cho hộ nghèo. Giữa năm 2010, 20 hộ nghèo trong làng được chọn triển khai mô hình, mỗi hộ được cấp 8 con ngan đẻ, 1 con ngan đực để nhân giống. Hầu hết ngan cấp về cho các hộ 2 đến 3 tháng đã đẻ trứng. Mô hình còn đầu tư xây chuồng trại, hỗ trợ lúa, cám để giúp bà con nuôi ngan trong vòng 10 tháng. Bà con chỉ cần bỏ công chăm sóc; còn kỹ thuật nuôi ngan, ấp trứng, chuồng trại được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ càng, vì thế ngan phát triển rất nhanh.
Ông Bút- làng Ia Hlủ bên đàn ngan của gia đình. Ảnh: Đinh Yến |
Ông Bút- Chi hội trưởng chi hội Nông dân làng Ia Hlủ, tâm sự: Khi triển khai mô hình nuôi ngan ở làng chúng tôi mừng lắm. Tôi làm chuồng trại, rào chắn cẩn thận nên sau một năm đàn ngan phát triển từ 8 con lên 25 con. Cứ đà này, chỉ một năm nữa, đàn ngan có thể phát triển lên 100 con. Tính giá thị trường hiện nay là 60.000-70.000 đồng/kg, gia đình tôi cũng thu được từ nuôi ngan vài chục triệu đồng/năm.
Hiệu quả thực tiễn
Theo khảo sát của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, trong số 10 mô hình triển khai ở 10 huyện thì hiệu quả đạt được 80% trở lên. Bởi đối với người nghèo, mong muốn chung của họ là có vốn, có việc làm để tạo ra thu nhập ổn định hàng tháng. Hiểu được mong muốn đó, nên các chương trình hỗ trợ người nghèo của ngành tập trung vào những mô hình mang lại giá trị kinh tế thiết thực như thế. Mô hình nuôi ngan ở Ia Hlủ là một ví dụ điển hình.
Ngoài ra, còn có mô hình trồng chuối nguyên liệu triển khai tại xã Ia Din (huyện Đức Cơ), với quy mô 2 ha, hỗ trợ cho 20 hộ nghèo tham gia. Mô hình triển khai từ năm 2010 đến nay đã cho sản phẩm, mỗi buồng chuối bán khoảng 15.000 đồng-20.000 đồng; hoa chuối bán ngay tại vườn với giá 2.000 đồng/búp; lá chuối thì bán làm bánh hoặc sử dụng nuôi bò, nuôi thỏ; thân cây chuối sau khi thu hoạch quả đem thái nhỏ trộn cám nuôi bò, nuôi ngan hoặc cắt phơi lấy bẹ bán cho cơ sở làm thủ công mỹ nghệ. Hợp tác xã Thảo Nguyên, huyện Chư Prông ký kết hợp đồng mua bẹ chuối với bà con.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Minh Tâm- Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thì các mô hình giảm nghèo bền vững này không chỉ cho người nghèo cái “cần câu” mà còn cho “mồi câu” và bày cho họ “cách câu” hiệu quả nhất. Những mô hình như trên sẽ tiếp tục được triển khai hỗ trợ vốn, kinh nghiệm làm ăn ở chính nơi họ sinh sống để tạo ra được thu nhập kinh tế ổn định từ hộ gia đình.
Đinh Yến