Mở cửa kho tàng truyện cổ Chăm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có rất nhiều di sản quý trong kho tàng văn hóa Chăm, đặc biệt là khu vực văn học dân gian. Thế nhưng lâu nay bạn đọc phổ thông nói chung và các em thiếu nhi nói riêng chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận.

Bìa sách Truyện cổ Chăm
Bìa sách Truyện cổ Chăm



Với Truyện cổ Chăm, do nhà giáo Kinh Duy Trịnh sưu tầm, tuyển chọn và dịch, lần đầu tiên những câu chuyện ngụ ngôn, thần thoại và cổ tích của dân tộc Chăm được tập hợp, phổ biến rộng rãi đến với độc giả.

Truyện cổ Chăm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, khơi gợi thế giới khác lạ cho độc giả nhỏ tuổi. Mỗi câu chuyện hấp dẫn mang một thông điệp giản dị, sâu sắc mà cổ nhân Chăm để lại cho hậu thế. Những câu chuyện dài ngắn khác nhau, thân quen hay lạ lẫm, nhưng mỗi lần đọc, người đọc sẽ phát hiện thêm những điều kì thú mới.


 

Câu chuyện ngụ ngôn trong kho tàng truyện cổ Chăm.
Câu chuyện ngụ ngôn trong kho tàng truyện cổ Chăm.



25 câu chuyện trong Truyện cổ Chăm như 25 cánh cửa, lần lượt mở ra, đưa bạn đọc nhỏ tuổi bước vào lâu đài tráng lệ, đầy ắp những điều huyền diệu. Ở đấy, các em gặp những vị thần nhiều phép thuật, các nàng công chúa đẹp xinh. Các em còn có thể nói chuyện với muôn loài, từ muông thú đến cây cỏ.

 

Mỗi câu chuyện là một bài học về đối nhân xử thế
Mỗi câu chuyện là một bài học về đối nhân xử thế


Nhà thơ Hồ Việt Khuê, người đồng hương và bạn thân của nhà giáo Kinh Duy Trịnh cho biết: Trong thời gian dạy học, thầy giáo Kinh Duy Trịnh cùng các thành viên khác trong Ban biên soạn sách Tiếng Chăm đã cho ra đời bộ sách giáo khoa gồm 15 quyển, dùng cho giáo viên, học sinh tại các trường Tiểu học ở vùng có đồng bào Chăm sinh sống. Về hưu, thầy giáo Trịnh có nhiều thời gian hơn cho công việc tâm huyết là sưu tầm, dịch thuật các văn bản Chăm cổ. Truyện cổ Chăm dành cho thiếu nhi là một phần rất nhỏ trong số các văn bản Chăm cổ mà nhà giáo Kinh Duy Trịnh đang chuyển ngữ, nhằm gìn giữ và lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Chăm.

Thầy Kinh Duy Trịnh thì cho biết: “Những truyện cổ Chăm tôi chọn dịch mang những thông điệp rất gần gũi với trẻ em về trí thông minh, lòng dũng cảm, đức tính thật thà, tinh thần đoàn kết, ca ngợi tính cần cù siêng năng, trân trọng tình cảm gia đình, biết tránh xa lòng tham, thói nuốt lời, tính bội bạc… Với Truyện cổ Chăm, tôi hi vọng các em không chỉ nhận những bài học tốt đẹp, mà còn bước vào thế giới cổ tích lấp lánh điều kì diệu, nuôi dưỡng trái tim nhân hậu, giàu thương yêu”.


 

Sách được chăm chút từ nội dung đến hình thức thể hiện.
Sách được chăm chút từ nội dung đến hình thức thể hiện.



Lần đầu tiên được giới thiệu đến đông đảo bạn đọc, Truyện cổ Chăm được NXB Kim Đồng chăm chút kĩ lưỡng về mỹ thuật và công nghệ in ấn. Cuốn sách được in khổ lớn với những minh họa vô cùng sinh động, thể hiện sự am hiểu và tôn vinh văn hóa Chăm của họa sĩ trẻ Tôn Nữ Thị Bích Trâm.

Ấn bản Truyện cổ Chăm góp phần làm kho tàng truyện cổ các dân tộc Việt Nam thêm phong phú, đa dạng sắc màu. 

Xuân Thân (sggp)
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.