Miền Trung: Đã có 2 người chết và hàng chục người bị thương trong bão số 11

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bão số 11 là cơn bão có cường độ mạnh nhất hàng chục năm trở lại đây đang đổ bộ trực tiếp vào các địa phương từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi. Hiện đã có 2 người chết, hàng chục người bị thương và hàng vạn cột điện, cây cối, nhà cửa bị sập và tốc mái.

Sáng 15-10, Ban Chỉ đạo Tiền phương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã có cuộc họp khẩn tại Đà Nẵng. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, bão số 11 đổ bộ vào miền Trung đã làm 2 người chết, 11 người bị thương. Riêng Đà Nẵng đã có 11 người bị thương.
 

Lực lượng Công an tại các tỉnh miền Trung di dời khẩn cấp những hộ dân nằm trong vùng xung yếu tránh bão số 11. Ảnh: Bùi Oanh
Lực lượng Công an tại các tỉnh miền Trung di dời khẩn cấp những hộ dân nằm trong vùng xung yếu tránh bão số 11. Ảnh: Bùi Oanh

Đà Nẵng hoang tàn ngay trong bão. Khắp các ngả đường thành phố, biển hiệu, mái tôn bị xới tung, dúm dó. Nhiều nhà dân bị tốc mái. Tủ lạnh, cây cảnh bị cuốn phăng ra giữa đường. Hệ thống lưới điện cũng bị đứt, ngã đổ khiến điện mất từ đêm 14-10.

Nước sinh hoạt cũng bị cắt trên toàn thành phố. Những cơn cuồng phong từ cơn bão số 11 đã biến phố phường thành đại cảnh tan hoang. Dọc từ đường Trần Cao Vân, Dũng Sĩ Thanh Khê, Nguyễn Tất Thành…, cây cối đổ rạp giữa đường. Nhiều nhà dân quận Thanh Khê đã bị tốc mái, một số quán xá đã bị bão giật sập. Nhiều khu vực đã bắt đầu bị ngập lụt, người dân đang khẩn trương di dời. Hệ thống điện, nước ngưng trệ.

Từ 23 giờ ngày 14-10 kéo dài đến 8 giờ sáng 15-10, bão số 11 quần liên tục tại Thừa Thiên-Huế. Riêng huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế được xem là một phần tâm bão số 11 đi qua đã có gió bão tăng dần đến cấp 9, cấp 10. Bờ biển qua các Vinh Hiền, Vinh Hải, Vinh Giang... thuộc huyện Phú Lộc, sóng biển đánh cao hơn 3 mét tràn qua bờ cát, nước biển đang tràn dần vào các khu dân cư. Người dân phải dùng bao tải cát để che chắn sóng. Hiện hầu như các nhà dân tại các vùng ven biển này đã đóng cửa hoặc di dời đến nơi an toàn. Chủ yếu còn lại lực lượng trực chiến.
 

Nhiều cột điện và cây cổ thụ bị gió bão quật tung gốc. Ảnh: Bùi Oanh
Nhiều cột điện và cây cổ thụ bị gió bão quật tung gốc. Ảnh: Bùi Oanh

Lúc 9 giờ sáng 15-10, mưa bão đã giảm nhưng gió thổi rất mạnh, giật liên hồi. Nhiều cây xanh đã bị gió bão vặn gãy, rạp đổ, khung cửa kín của xã bị gió bão giật rung lên liên hồi. Một số ngôi nhà lợp mái tôn đã bị gió bão cuốn phăng. Từ trung tâm thị trấn Phú Lộc theo quốc lộ 1A dài khoảng 20 km về thị trấn Lăng Cô, mưa mịt mù cộng gió bão giật trên cấp 10, hệ thống cây xăng hai bên đường đã được nhân viên bịt kín. Những đoàn xe lưu thông một cách chậm chạp hoặc dừng hẳn hai bên đường để tránh bão.

Gió bão gầm rú dữ dội khiến một số người đang điều khiển xe máy phải bỏ lại phương tiện trên đường, tìm chỗ trú ẩn an toàn. Biển quảng cáo đổ ngổn ngang. Điện lưới gần như bị cắt hoàn toàn. Thông tin bước đầu ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc có một người đàn ông khoảng 25 tuổi ở thôn Bình An 1, đã bị tôn chém bị thương ở chân khi cố gắng chằng chống lại nhà cửa. Ngoài ra, khoảng 20 nhà tốc mái, trong đó 15 nhà ở Lăng Cô, 5 nhà ở Lộc Vĩnh.

Hiện hàng ngàn cán bộ chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các phương tiện cứu hộ như xe ô tô lội nước, xuống cao tốc, phao tập thể, áo phao cứu sinh, máy phát điện, hệ thống nhà bạt... đã và đang cắm chốt tại các vùng xung yếu để kịp thời xử lý những sự cố xảy ra trong bão số 11. Toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã di dời đến nơi ở an toàn 3.463 hộ với 11.024 nhân khẩu.
 

Bờ biển miền Trung được gia cố bằng bao tải chèn cát chống xâm thực. Ảnh: Bùi Oanh
Bờ biển miền Trung được gia cố bằng bao tải chèn cát chống xâm thực. Ảnh: Bùi Oanh

Ông Lê Ngọc Sanh-Phó phụ trách Phòng Nghiệp vụ Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, trên địa bàn hiện có 6.814 khách du lịch, trong đó có 3.615 khách quốc tế. Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng đã di dời toàn bộ khách ở các vùng ven biển, thấp trũng đến nơi an toàn. Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô di dời toàn bộ khách ở khu biệt thự sang khu nhà cao tầng. Resort Ana Mandara ở Thuận An di chuyển khách từ các biệt thự gần biển vào khu vực phía trong... Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men đồng thời thực hiện tốt phương châm “5 tại chỗ” để chủ động đối phó với tình huống bị chia cắt dài ngày trong và sau bão số 11.

Chiều 14 và ngày 15-10, Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thừa Thiên-Huế cho học sinh trên địa bàn nghỉ học. Đồng thời, yêu cầu các trường học nhắc nhở học sinh không được đi lại trong lúc mưa bão, không được đi chơi ở sông, hồ, ven biển để đề phòng tai nạn đuối nước.

Đồn Biên phòng cảng Chân Mây thuộc Bộ Chỉ huy Biên phòng Thừa Thiên-Huế cho biết, đến đầu giờ sáng 15-10, mặc dù lực lượng BĐBP và chính quyền địa phương đã rất nỗ lực nhưng vẫn chưa tìm thấy thi thể của 2 anh em cô cậu ruột Nguyễn Hoài Nam (13 tuổi) và Nguyễn Văn Bảo (15 tuổi) cả hai đều trú huyện Phú Lộc sau khi bị sóng cuốn. Trước đó, chiều 13-10, mặc dù trên vùng biển Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc sóng rất to và mưa lớn nhưng Nam và Bảo rủ nhau đi câu cá. Trong khi đang đứng trên ghềnh đá để câu thì bất ngờ một cơn sóng lớn ập vào cuốn trôi ra biển.
 

 Thủy điện Hương Điền xả nước trong lòng hồ để cắt lũ mới trong mưa bão số 11. Ảnh: Bùi Oanh
Thủy điện Hương Điền xả nước trong lòng hồ để cắt lũ mới trong mưa bão số 11. Ảnh: Bùi Oanh

Tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) ngay từ ngày 14-10 đã hứng chịu những đợt gió giật mạnh đầu tiên của cơn bão số 11. Nhiều cây cối, nhà cửa trên đảo bị gió bão quật ngã, hàng trăm ha hành, tỏi mới được gieo trồng đã bị lượng mưa 100 mm đánh ngã dập nát. Tại vùng neo trú tàu thuyền, trên 300 phương tiện của ngư dân địa phương đã vào neo đậu an toàn. Tuy nhiên, thủy triều cạn, luồng lạch trong khu vực neo đậu hẹp nên việc ra vào neo đậu của các phương tiện gặp khó khăn.

Huyện Lý Sơn đã chỉ đạo cho Nghiệp đoàn nghề cá phối hợp với lực lượng Biên phòng, dân quân biển hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân đưa tàu cá vào nơi neo đậu. Hệ thống liên lạc Icom cộng đồng, đài trực canh thường xuyên liên lạc với các tàu cá đang hoạt động tại ngư trường Hoàng Sa và vùng nguy hiểm của bão khẩn trương cho phương tiện chạy về đảo hoặc tìm nơi tránh trú an toàn. Hiện toàn bộ 13 tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa đã và đang chạy về cập đảo tránh bão số 11.

Huyện Lý Sơn đã cấm tất cả các phương tiện tàu thuyền không được ra khơi. Đồng thời chỉ đạo cho xã đảo An Bình chuẩn bị lương thực thực phẩm kịp thời cung cấp cho nhân dân, nếu đảo bị cô lập dài ngày do ảnh hưởng của bão số 11. Di dời toàn bộ 7 hộ dân với trên 20 nhân khẩu ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở về nơi tránh trú an toàn. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dẫn đầu đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng-chống lụt bão Trung ương đã làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi, Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn để chỉ đạo công tác phòng-chống bão số 11.

Bùi Oanh-Thiên Ân

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.