Miền núi Kon Tum chủ động nhu yếu phẩm phòng chống mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 18.7, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum cho biết, để chủ động ứng phó với thiên tai, đơn vị yêu cầu kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm nhằm giúp nhân dân ổn định đời sống trước và sau mưa lũ .
Mùa mưa lũ năm ngoái gây chia cắt nhiều tuyến đường, cô lập hàng nghìn hộ dân ở huyện Tu Mơ Rông. Ảnh Thanh Tuấn

Mùa mưa lũ năm ngoái gây chia cắt nhiều tuyến đường, cô lập hàng nghìn hộ dân ở huyện Tu Mơ Rông. Ảnh Thanh Tuấn

Mùa mưa bão hàng năm, tỉnh Kon Tum gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề, đặc biệt là các xã, huyện vùng núi bị chia cắt, sạt lở đất.

Với đặc thù là tỉnh miền núi, người dân sống rải rác giữa các làng bản, ven sông suối, địa hình chia cắt nên công tác tiếp cận cứu nạn cứu hộ khi mưa bão gặp nhiều khó khăn.

Ngay từ đầu năm 2023, Sở Công thương phối hợp các địa phương khảo sát, khoanh vùng những khu vực thường bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nơi dễ bị chia cắt, cô lập.

Người dân huyện Kon Rẫy đưa gạo vào kho cất giữ khi mưa lũ đến. Ảnh Thanh Tuấn

Người dân huyện Kon Rẫy đưa gạo vào kho cất giữ khi mưa lũ đến. Ảnh Thanh Tuấn

Ngành chức năng xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, bình ổn giá. Đồng thời, vận động các doanh nghiệp đầu mối, nhà phân phối lớn, siêu thị, chợ, đại lý lớn trên địa bàn tỉnh tham gia tạm trữ, dự trữ các mặt hàng thiết yếu.

Các mặt hàng như: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vật liệu xây dựng vừa phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở thời điểm hiện tại, vừa sẵn sàng tiếp ứng đến những nơi xảy ra thiên tai, bão lũ khi cần thiết.

Hiện tại, toàn tỉnh có 18 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đăng ký dự trữ hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão năm 2023 tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi.

Trong đó, có những đơn vị phân phối lớn như Siêu thị Co.opmart Kon Tum, Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Kon Tum, Siêu thị Vinmart, Đại lý gạo Hoa Cao, Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum đã đăng ký dự trữ các mặt hàng thiết yếu như 138 tấn gạo, hơn 38.600 thùng mì tôm, 62.270 chai dầu ăn, 9.300 thùng nước uống, hơn 17.000m3 xăng dầu.

Đến thời điểm hiện tại, nguồn hàng dự trữ cho mùa mưa bão năm 2023 đã được các doanh nghiệp tập kết tại kho, sẵn sàng cung ứng kịp thời cho các vùng bị thiên tai, lũ lụt. Các đơn vị cũng đã có kế hoạch điều động xe vận chuyển hàng hóa khi cần huy động.

Sở Công thương phối hợp với Cục Quản lý thị trường sớm ngăn chặn và xử lý các hành vi lợi dụng thiên tai, bão lũ để đầu cơ ép giá, găm hàng, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng gây bất ổn thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.