(GLO)- Được sự động viên, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người dân tộc thiểu số ở xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) đã tự nguyện hồi hương sau khi vỡ mộng về “miền đất hứa”. Trở về với gia đình, họ vẫn không thôi ám ảnh khi nhớ lại những ngày tháng cơ cực, sống chui lủi nơi đất khách quê người.
Với chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, các trường hợp hồi hương về Việt Nam đã được cấp ủy, chính quyền địa phương giúp đỡ. Nhiều người sau đó đã có công ăn việc làm, dần ổn định cuộc sống.
Do nhẹ dạ, cả tin nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, thời gian qua một số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại các tỉnh Tây Nguyên đã vượt biên trái phép sang Campuchia, Lào, Thái Lan với hy vọng có được cuộc sống giàu sang, được hỗ trợ đưa sang nước thứ ba như Mỹ, Canada.
Trải qua cuộc “di cư“ lầm lỗi với hy vọng đổi đời nơi “miền đất hứa“ một số bà con dân tộc thiểu số nhẹ dạ, cả tin ở huyện Ea H'leo đã trở về quê trong sự bao dung của buôn làng, sự hỗ trợ, giúp đỡ của lực lượng chức năng, chính quyền địa phương.
(GLO)- Chỉ vì nhẹ dạ cả tin vào cái gọi là “miền đất hứa“, cuối năm 2015, Kpuih Ơ (trú tại làng Đơk Lăh, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã vượt biên sang Campuchia rồi từ đây đi tiếp qua Thái Lan. Gần 3 năm sống chui lủi, khổ cực nơi đất khách quê người trước khi được giúp đỡ trở về đoàn tụ với gia đình, Kpuih Ơ đã cay đắng nhận ra rằng cuộc sống sung sướng mà không cần lao động chỉ là ảo mộng.
(GLO)- Thời gian qua, chỉ vì tin vào lời dụ dỗ của kẻ xấu, nhiều người ở huyện Chư Sê đã để lại vợ con, tìm đường vượt biên ra nước ngoài với mong muốn “không làm mà cũng có ăn“. Thế nhưng, chỉ một thời gian sau, họ đã vỡ mộng với cái gọi là “miền đất hứa“.
(GLO)- Vì mù quáng nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu nên một số người bán hết vườn rẫy, bỏ lại gia đình, buôn làng để vượt biên sang Campuchia, Thái Lan với ảo vọng đi tìm “miền đất hứa“. Thế nhưng, sau bao tháng ngày khổ ải nơi đất khách, thứ mà họ nhận được chỉ là những giọt nước mắt đắng cay trong ngày trở về với 2 bàn tay trắng.
(GLO)- “Ở đó khổ lắm, ăn không đủ bữa, nhớ nhà mà họ không cho về. Giờ được về rồi, mình ở nhà đi làm rẫy kiếm tiền nuôi gia đình thôi, không nơi nào bằng chính quê hương mình“-Kpuih Tuyết (19 tuổi, ở làng Troldeng, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) ngậm ngùi nhớ lại 1 năm sống cơ cực bên trại tị nạn ở Campuchia chỉ vì tin lời đường mật của kẻ xấu xúi giục vượt biên.