Mẹ 9X xinh đẹp chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm kiểu Nhật cực hay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều người cho rằng cho bé ăn dặm kiểu Nhật cầu kỳ và khó làm nhưng với chị Nguyễn Thùy Linh (Linh Tây) mọi việc đều trở nên đơn giản theo những công thức đã chuẩn bị.

 

 




Nuôi con nhỏ là một trong những khó khăn trong chặng đường dài làm mẹ của tất cả phụ nữ. Đặc biệt trong khoảng thời gian bé ăn dặm, không ít phụ nữ lần đầu làm mẹ đã cảm thấy bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cách để vượt khó và trở thành những bà mẹ hoàn hảo lại khá đơn giản nếu hiểu biết.

Chị Linh Tây (26 tuổi, Hà Nội) là một người mẹ như vậy. Công việc chính của chị là tư vấn làm đẹp, chăm sóc khách hàng nên thời gian khá bận rộn. Thế nhưng chị vẫn luôn tranh thủ thời gian của mình để chăm sóc con trai là bé Sochu Khải An tốt nhất có thể. Khi được hỏi về giai đoạn ăn dặm của con, chị Linh chia sẻ những công thức món ăn dặm của Nhật tìm hiểu từ các tài liệu, sách báo.

Cháo rây trà táo

Cháo rây 1:10

Trà táo 25ml

Cháo :

- Nấu cháo theo công thức: 1 bát gạo và 10 bát nước, chỉ cần cho gạo vào bát, để vào cùng nồi cơm mà các mẹ nấu cho gia đình, cơm chín thì cháo cũng chín.

- Sau đó bỏ cháo ra, rây 3-4 lần cho hạt cơm nhuyễn có độ đặc như bột nhưng vẫn còn hạt.

- Sau khi rây cháo, có độ đặc đun nước sôi đổ thêm vào 1 chút là được.

Trà táo:

Đổ 1 gói trà chia làm 2 phần, tỉ lệ là 1 gói trà = 50ml nước ấm , nếu pha nửa gói, pha 25ml ấm là được...

Ngày đầu tiên làm quen với ăn dặm, bé Chu cứ nhè ra vì chưa có phản xạ nhai và nuốt. Tuy nhiên, bé Chu tiếp nhận thức ăn rất nhanh, cho thìa vào là bé tự há miệng.



 

Món cháo rây trà táo. Ảnh: NVCC
Món cháo rây trà táo. Ảnh: NVCC



Cháo rây lúa mạch

- Cháo rây 1:10

- Trà lúa mạch: 25ml

Với món ăn này, chị Linh Tây đã làm thêm món cà rốt nghiền ăn với cháo... nhưng vì bé mới tập ăn dặm nên những món có vị chưa quen nên chỉ nếm vài miếng cà rốt nhỏ.

Cháo đã tăng lên tầm 80ml, bé ăn rất ngon, trà lúa mạch cũng uống không bị nôn như hôm đầu. Bước sang giai đoạn thứ 2 của thời kì ăn dặm là kể từ tháng thứ 7, chị Linh tăng dần độ đặc của cháo lên, cùng với đó nấu cháo các loại trộn lẫn từ các loại thịt và hạt.

Chia sẻ với Lao Động, chị Linh cho biết: "Nhiều người nghĩ ăn dặm kiểu Nhật lách cách, khó làm nhưng thật sự tôi thấy đơn giản. Cháo và các loại rau củ, các mẹ có thể làm sẵn trong ngày, bảo quản trong hộp có nắp đậy kín để vào ngăn đá. Thức ăn của bé, tôi thường chế biến luôn từ 3-4 ngày là  đổi vị cho con. Cứ vậy mỗi lần ăn chỉ cần lấy ra cho vào lò vi sóng hoặc cho vào nồi đun chín".

 

https://laodong.vn/chuyen-nha-minh/me-9x-xinh-dep-chia-se-kinh-nghiem-cho-con-an-dam-kieu-nhat-cuc-hay-796368.ldo

Theo Hương Mai (LĐO)



 

Có thể bạn quan tâm

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.