Mày mò làm dây chuyền đóng bịch phôi nấm bán tự động, anh nông dân thu lãi khủng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo anh nông dân Nguyễn Văn Nhi, dù nghề trồng nấm ở địa phương đã và đang phát triển mạnh mẽ nhưng cách làm vẫn thủ công, năng suất lao động thấp. Đặc biệt khâu đóng bịch phôi nấm chiếm khoảng 40% chi phí nhân công trên tổng giá thành sản phẩm.
 

Khởi nghiệp từ 20 triệu đồng vay mượn

Anh Nguyễn Văn Nhi (38 tuổi, trú thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cho biết, sau một thời gian gắn bó, mưu sinh ở TP. HCM, làm thuê đủ nghề nhưng vẫn không đủ sống. Đến năm 2013, gia đình anh mất đất sản xuất vì nằm trong vùng quy hoạch khiến cuộc sống càng khó khăn hơn nên anh đã mày mò tìm hiểu về các mô hình kinh tế.

"Thời điểm này, nghề trồng nấm ở địa phương đã và đang phát triển mạnh mẽ. Thấy nhiều người trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên tôi bắt tay làm thử nghiệm", anh Nhi cho hay.

Với số vốn hạn hẹp gia đình tích góp được, anh Nhi vay mượn thêm 20 triệu đồng từ Hội Nông dân đầu tư trồng 2.000 bịch nấm bào ngư trên diện tích 25 m2. Sau khoảng 2 tháng cho thu hoạch và đem bán tại các chợ địa phương. Trừ chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 12 triệu đồng cho đợt trồng nấm đầu tiên.


 

Mô hình trồng nấm linh chi đỏ của anh Nhi
Mô hình trồng nấm linh chi đỏ của anh Nhi



Anh Nhi chia sẻ thêm, dù ở lần đầu tư đầu tiên này có lãi nhưng hiệu quả không cao do việc sản xuất nấm còn thủ công, năng suất lao động thấp, sản lượng làm ra còn nhỏ. Đặc biệt khâu đóng bịch phôi nấm chiếm khoảng 40% chi phí nhân công trên tổng giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, khi mới thử nghiệm trồng nấm bào ngư, việc mua bịch phôi giống từ nhiều nơi nên không thể kiểm định chất lượng nguồn giống. Điều này khiến người dân bị động trong quá trình nuôi trồng, năng suất nấm không đạt dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

Sau một thời gian nghiên cứu, anh Nhi đã tự đưa vào sản xuất bịch phôi nấm giống bào ngư ngay tại cơ sở. Đó là việc sử dụng bột mùn cưa cao su kết hợp với bột cám gạo, cám bắp để tạo môi trường dinh dưỡng tốt nhất giúp nấm phát triển tốt, đạt chất lượng hơn.

Đến năm 2015, anh Nhi thành lập HTX nấm Nhơn Phước (Hòa Nhơn) kêu gọi 8 thành viên tham gia hợp tác xã sản xuất do mình làm giám đốc để mở rộng quy mô sản xuất và tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

...đến thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Giám đốc HTX nấm Nhơn Phước cho biết, dù nghề nuôi trồng nấm ở địa phương đã và đang phát triển mạnh mẽ nhưng việc sản xuất nấm còn thủ công, năng xuất lao động thấp, sản lượng làm ra còn nhỏ. Đặc biệt khâu đóng bịch phôi nấm chiếm khoảng 40% chi phí nhân công trên tổng giá thành sản phẩm.

"Tôi luôn mong muốn tìm kiếm những phương pháp cải tiến nhằm đẩy nhanh tiến độ sản xuất cũng như năng suất. Từ đó, dây chuyển đóng bịch phôi nấm bán tự động đã được ra đời", anh Nhi nói.

Theo anh Nhi, ưu điểm của dây chuyền này là sử dụng công nghệ biến tần thuận nghịch của Hàn Quốc điều khiển mô tơ đóng bịch nhanh chậm tùy theo khả năng thao tác của người lao động nên rất phù hợp với từng người lao động trực tiếp tham gia sản xuất.

 

Anh Nhi chăm sóc các phôi nấm trong trang trại của mình
Anh Nhi chăm sóc các phôi nấm trong trang trại của mình


Quá trình vận hành được điều khiển vận tốc mô tơ nhanh, chậm dựa theo khả năng thao tác vận hành máy. Tạo ra sản phẩm đồng đều, thay đổi được trọng lượng, kích thước phù hợp. Dây chuyền hoàn thiện tất cả các công đoạn đóng bịch phôi tạo ra 200 bịch phôi/1h/2 lao động. Giảm gấp 3 lần so với thủ công và tạo ra sản phẩm đồng đều hơn.

Ngoài ra, dây chuyền đóng bịch phôi nấm bán tự động sử dụng điện (năng lượng sạch). Tiến kiệm chi phí: 8 kwh/1h vận hành, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tạo sản phẩm sạch cung cấp ra thị trường.

Thêm một ưu điểm nữa của dự án chính là diện tích sử dụng nhỏ, chỉ khoảng 50m2 cho một dây chuyền, với số vốn đầu tư ban đầu từ 210 triệu đồng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế đưa lại cao hơn nhiều so với sản xuất thủ công.

Ngoài ra, mô hình trồng nấm vừa ít tốt kém chi phí, vừa ít công chăm sóc mà lợi nhuận kinh tế lại cao, phù hợp cho cả hộ gia đình, kinh tế nhỏ lẻ và khả năng thu hút đầu tư rất lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ thị trường.

Việc tự sản xuất được bịch phôi nấm bào như ngay tại cơ sở giúp nông dân kiểm định chất lượng nguồn giống. Sử dụng bột mùn cưa cao su kết hợp với bột cám gạo, cám bắp để tạo môi trường dinh dưỡng tốt nhất giúp nấm phát triển tốt, đạt chất lượng hơn.

Bên cạnh đó, khi mô hình trồng nấm bào ngư đem lại những kết quả đáng mừng, thì anh Nhi tiếp tục thử nghiệm trồng thêm các loại nấm quý được xem là thần dược như: nấm linh chi đỏ, nấm dược liệu, nấm milky hoàng đế và cũng đạt được những thành công hơn mong đợi.

Hiện tại, tổng diện tích trang trại nấm của HTX đến nay là 2.500m2, cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm sạch phong phú. Ngoài ra, trang trại còn sản xuất gối đầu khoảng 30.000 bịch phôi nấm các loại, với sản phẩm chủ đạo là nấm bào ngư và nấm linh chi đỏ.

Hơn nữa, HTX còn nhận cung cấp hơn 100.000 bịch phôi giống cho các hộ gia đình trồng nấm trên địa bàn TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó còn nhận cung cấp giống, bao tiêu đầu ra cho các thành viên HTX và duy trì mức lãi từ 5-7 triệu đồng/hộ mỗi tháng tùy theo quy mô sản xuất.

Đối với nấm bào ngư, mỗi tháng gia đình anh thu hoạch khoảng 1,8 tấn (tùy vào thời tiết), có giá dao động từ 35.000-45.000 đồng/kg, vào ngày rằm, mùng 1 hoặc lễ Tết thì có giá từ 60.000-80.000 đồng/kg.

Riêng nấm linh chi, mỗi năm HTX chỉ trồng 2 vụ nên sản lượng thu được khoảng 500kg mỗi năm, giá bán dao động từ 900.000-1.200.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi chi phí, cơ sở trồng nấm của anh Nhi thu lãi hơn 270 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình có cuộc sống ngày càng khấm khá.



https://etime.danviet.vn/may-mo-lam-day-chuyen-dong-bich-phoi-nam-ban-tu-dong-anh-nong-dan-thu-lai-khung-20201014141755285.htm

Theo P.V (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.