Bỏ việc ở tập đoàn lớn, 9x liều "ra riêng" trở thành ông chủ đèn gỗ ở Hội An

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đầu quân về làm cho Tập đoàn Ô tô Trường Hải với vị trí kỹ sư, chàng trai 9x Võ Khắc Lĩnh quyết 'liều một phen' nghỉ việc, 1 mình mở “tiệm” nội thất nhỏ ở nhà làm từ kệ gỗ, vách ngăn đến các loại đèn treo tường, thả trần…

Từ bỏ công việc ở tập đoàn ô tô lớn, chàng trai 9x
Từ bỏ công việc ở tập đoàn ô tô lớn, chàng trai 9x
Sau 2 năm khởi nghiệp với một mảng gần như lạ lẫm, Võ Khắc Lĩnh vẫn nhất mực tinh thần “hãy cứ… bước ra đường” để tạo lối đi cho riêng mình.
Công ty TNHH Sản xuất - thương mại - dịch vụ Thịnh Nghi do Võ Khắc Lĩnh vận hành, với sản phẩm thiên về nội thất, trang trí, từ kệ gỗ, vách ngăn đến cả các loại đèn treo tường, thả trần… đang dần xác lập được vị trí trên thương trường. Với các đại lý trải từ Lâm Đồng, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Võ Khắc Lĩnh đã từng bước khẳng định sự thành công cho câu chuyện khởi nghiệp.
“Ra riêng”…
Tốt nghiệp chuyên ngành cơ điện tử của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng năm 2012, như bao sinh viên mới ra trường, Võ Khắc Lĩnh kiếm tìm cơ hội nghề nghiệp của mình ở những tập đoàn lớn. Sau một năm làm việc tại Khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi) ở một công ty chuyên về sản xuất các loại máy móc tải trọng lớn, Lĩnh lại đầu quân về làm cho Tập đoàn Ô tô Trường Hải với vị trí kỹ sư tại Phòng Khoa học công nghệ. Chính tại đây, một “cuộc gặp gỡ định mệnh” với… máy gia công tự động, đã khơi lên trong chàng trai này một ý tưởng táo bạo.
“Lúc đó, tôi vô tình đọc được một bài báo về máy tự động CNC. Tôi nghĩ, tại sao chất liệu gỗ của mình đẹp như vậy, lại không thể tính đến chuyện giảm giá thành bằng việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Chỉ manh nha như vậy thôi, và mày mò bằng cách làm tranh gỗ 3D, đưa các tính năng của dòng máy CNC vào thử nghiệm” - Lĩnh chia sẻ.
Việc kinh doanh cũng bắt đầu nhen lên từ đây, khi những bức tranh gỗ 3D với giá thành vừa phải đã làm “phải lòng” nhiều người.
Vốn dĩ mê hội họa, mỹ thuật từ nhỏ, nhưng lại chọn và lại trở thành kỹ sư cơ khí, cộng thêm tính cách ưa dịch chuyển, Võ Khắc Lĩnh nói, sau bao nhiêu ngày trăn trở, anh đưa ra một quyết định khiến người thân “sốc”: bỏ ngang việc làm ổn định tại Trường Hải, và “ra riêng”.
Dòng tranh gỗ 3D thử nghiệm đã thành công, một “tiệm” nội thất nho nhỏ ngay tại nhà mọc lên, từ khâu ý tưởng, bản vẽ, nguyên liệu, sản xuất, giá thành… và đi chào hàng đều một mình Lĩnh làm.
“Khi đó, cha mẹ không đồng ý. Ai cũng muốn con cái mình ổn định, ngày đi làm 8 tiếng, cuối tháng nhận lương, không phải vất vả chạy ngược xuôi lại còn… danh giá hơn. Nên khi tôi nghỉ việc, rồi quyết làm kinh doanh riêng, không ai ủng hộ mình. Mà lúc ấy, gia công tự động gần như là đam mê của mình. Muốn mày mò thử nghiệm trên tất cả nguyên liệu cũng như muốn thể hiện những ý tưởng về các sản phẩm trang trí trong nhà một cách khác lạ, đẹp và… không đụng hàng, luôn luôn ở trong tâm trí mình. Nên mình quyết định phải liều thôi” - Lĩnh nói.
Tháng 10/2015, Võ Khắc Lĩnh bắt đầu “ra riêng”, dấn thân vào con đường sản xuất kinh doanh ở một lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm.

Những chiếc đèn thả trần lunh linh
Những chiếc đèn thả trần lunh linh
Những bước chân đầu tiên
Ngày đó, sau khi dòng tranh gỗ 3D bắt đầu có khách hàng, Lĩnh lại mày mò làm vách ngăn, kệ gỗ, với chất liệu là nhựa PVC. “Lúc đó, mình hoàn toàn không có khái niệm về nhu cầu thị trường hay xu hướng. Chỉ là nghĩ trong đầu, mẫu mã như vậy chắc sẽ có người cần, người thích, thì mình lại hoàn thiện. Một cái kệ sách hay kệ giày làm xong, lại tự thân đi tìm khách hàng” - Lĩnh kể.
Khi đó, cùng với một người bạn học về kinh doanh marketing, Lĩnh nói, việc rủ rê người bạn này đi tìm đại lý bằng cách chia lợi nhuận thu được từ sản phẩm cũng khá gian nan. Bởi lẽ, đi suốt vài ngày liền mới được một hai gian hàng nội thất nhận sản phẩm của mình để… trưng bày.
“Hai đứa bắt xe lên Đà Lạt, ôm theo mớ kệ gỗ và vách ngăn mình làm được, đi chào hàng. Rong ruổi mấy ngày, khi cái đầu tiên bán được, thì không hiểu sao những đơn hàng tiếp theo cứ vậy được người ta gọi tới cho mình. Rồi thì cũng có một chị nhận làm đại lý cho các sản phẩm của công ty mình tại Đà Lạt” - Lĩnh nói.
Sau câu chuyện tìm kiếm thị trường, Võ Khắc Lĩnh quyết định “cược” tất cả vào cuộc chơi mang đầy tính rủi ro này. “Cuối năm 2015 thì Lĩnh lập gia đình. Chính vợ là người ủng hộ mình tuyệt đối, khi làm đủ mọi cách để vay vốn cho mình mở xưởng và thành lập doanh nghiệp” - Lĩnh kể.
Đến thời điểm hiện tại, ngoài những showroom tại Hội An, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Võ Khách Lĩnh đã có một xưởng sản xuất chuyên biệt các dòng sản phẩm trang trí nội thất với số lượng nhân công thường xuyên là 10 người, chưa kể những nhân công làm việc theo thời vụ. Tự tin về sản phẩm từ chất lượng, giá cả, nên Võ Khắc Lĩnh không ngại ngần về câu chuyện kinh doanh của mình. Các dòng sản phẩm chủ đạo đã bắt đầu có một lượng khách hàng đáng kể, đơn đặt hàng cũng đã dày dặn để sản xuất đi vào ổn định.

Từ tranh vẽ 3D, chàng trai 9x Võ Khắc Lĩnh tự tạo những chiếc đèn gỗ độc đáo
Từ tranh vẽ 3D, chàng trai 9x Võ Khắc Lĩnh tự tạo những chiếc đèn gỗ độc đáo
Xây dựng thương hiệu… của người Việt
Nhưng tham vọng khi... bước chân ra đường của Lĩnh lại không dừng ở việc trở thành một “ông chủ” của cuộc đời mình, từ việc tự mình quản lý quỹ thời gian, tiền bạc hay các kế hoạch khác. “Mình nghĩ các sản phẩm nội thất của mình dù thế nào đi nữa vẫn không thể cạnh tranh với các “ông lớn” trên thị trường này” - Lĩnh nói.
Và không thể trực tiếp “đương đầu” với các “ông lớn” thì Lĩnh lại chọn kinh doanh theo ngách nhỏ, với các chia sẻ về những bước chân đầu tiên của anh, khởi đi từ những khách hàng nhỏ. Cùng với đó, trong bối cảnh kinh doanh ngày càng biến động, không thể đứng yên để “khách hàng” tự tìm tới, mà phải vận động, để tìm tới với nhu cầu của khách.
“Mình đi Hội An, gặp các nhà thầu xây dựng cho những resort, khách sạn, chào giá sản phẩm. Và để họ tin rằng, sản phẩm nội thất của mình hoàn toàn được bảo lãnh từ chất lượng đến giá thành” - Lĩnh nói.
“Hoian Lamp” - đèn gỗ trang trí mà Võ Khắc Lĩnh đang xây dựng, từ thương hiệu đến thị trường, bắt đầu như vậy. “Năm 2017, mình bắt tay vào dòng đèn gỗ trang trí, với ý tưởng từ chiếc đèn vải của Hội An. Đèn gỗ dựa trên ưu thế của nguyên liệu, là chất màu trầm nhẹ, thanh thoát và sang trọng, kiểu dáng cũng tối giản đáng kể với tiêu chí để tự thân chất liệu tỏa sáng. Mình đi tìm hiểu nhiều nơi, và tin rằng khi sản phẩm gắn liền với một bản sắc, thì nó sẽ cuốn hút” - Lĩnh nói.
Chính suy tư này cũng đã là một tham vọng, bởi Lĩnh chia sẻ, các sản phẩm nội thất của người Việt hẳn không thua gì người phương Tây, nhưng vấn đề, chúng ta chưa có một thương hiệu đủ để cạnh tranh cùng họ. “Hoian Lamp” chính là một “tòa thành” để Lĩnh bảo chứng cho cái khát vọng bền bỉ trên con đường thương trường - tạo lập một thương hiệu nội thất riêng của người Việt.

Võ Khắc Lĩnh (áo trắng) cùng cộng sự của mình
Võ Khắc Lĩnh (áo trắng) cùng cộng sự của mình
Kế hoạch năm 2018 đã được Võ Khắc Lĩnh hoạch định rõ ràng bằng các đơn đặt hàng từ trong nước lẫn xuất khẩu. Nhưng lớn hơn, Lĩnh nói, trong năm này anh sẽ dành thời gian cho các khóa học về kinh doanh, từ sale, marketing, quản lý nhân sự… Bởi muốn đi xa hơn thì phải đi bằng nền tảng tri thức. Sau hơn 2 năm “bước ra đường”, chàng trai sinh năm 1991 này vẫn khuyên những người trẻ đang ấp ủ dự định “khởi nghiệp” là hãy... cứ bước ra đường!
Hiện tại, hệ thống phân phối hàng của Lĩnh phát triển khá tốt, phủ rộng khắp miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông. Nguồn khách tăng lên đáng kể, khoảng 200%/năm, doanh số từ năm 2017-2018 tăng trưởng 200%, riêng 2019 doanh số tăng trưởng gần 300%
Năm 2019, anh được vinh danh là 1 trong 72 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam bình chọn.
Theo infonet.vietnamnet.vn/Dân Việt

https://etime.danviet.vn/bo-viec-o-tap-doan-lon-9x-lieu-ra-rieng-tro-thanh-ong-chu-den-go-o-hoi-an-20201007070855582.htm

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.