Mấu chốt là sức khỏe người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai ngày liên tiếp áp dụng Chỉ thị 16, Q.Gò Vấp (TP.HCM) lập 10 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 nhằm kiểm soát người và phương tiện ra vào quận.

Tuy nhiên cả 2 lần, quận đều phải lập rồi xả chốt vì sự ùn ứ của dòng người vào giờ cao điểm. Nhìn đám đông chờ đợi ra vào quận (hoặc đi ngang qua), nhiều người thật sự lo ngại: phong tỏa mà vô tình tạo nên đám đông, người san sát nhau thế kia thì quá nguy hiểm. Để giải được điểm nghẽn của các chốt này phải quay lại gốc rễ vấn đề, phải hiểu Chỉ thị 16 là gì?

Đó là việc cách ly xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly huyện… Quan trọng nhất là cụm từ: người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Hiểu theo tinh thần này thì người dân nên ở nhà, trừ những người tham gia các công việc thiết yếu, không thể nghỉ được.

Nhu cầu đi làm của người dân là chính đáng, tuy nhiên nếu tất cả cùng ra đường, cùng đi làm và ai cũng tự cho rằng việc của mình là thiết yếu thì phương án lập chốt này hoàn toàn phá sản. Nếu chính người dân không tự giác, không tự bảo vệ sức khỏe bản thân thì các phương án chính quyền đưa ra đều như muối bỏ bể.

Giải pháp chốt kiểm soát từ các địa bàn giáp ranh vừa để hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm soát từ xa là thích hợp. Không để đến ngay khu vực phong tỏa mới có chốt chặn khiến dòng xe cộ dễ xảy ra ùn ứ.

Đề xuất của chính quyền Q.Gò Vấp cho các công chức, viên chức sinh sống ở quận này làm việc tại các địa bàn khác sẽ được làm việc tại nhà; ngược lại công chức, viên chức làm ở các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn Gò Vấp nếu có thể thì bố trí làm việc tại nhà nhận được sự đồng tình của Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức trong cuộc họp hôm qua cần sớm triển khai ngay trong hôm nay.

Nhưng không chỉ khối các cơ quan nhà nước, mà tất cả doanh nghiệp, công ty, ngân hàng… trên địa bàn thành phố cần tạo điều kiện để nhân viên, người lao động cư trú ở khu vực phải thực hiện Chỉ thị 16 được làm việc tại nhà, làm việc luân phiên hay giảm giờ làm, thậm chí quá cần thiết thì lùi giờ làm tạm thời để giảm áp lực trong giờ cao điểm. Cần thiết có một danh mục các công việc, ngành nghề thiết yếu để phân loại nhu cầu ra vào quận.

Mỗi đơn vị, người dân tự tiết chế giảm bớt nhu cầu, thói quen sinh hoạt, chính là giải pháp “mọi người cùng đồng lòng”, giảm áp lực cho ngành y tế, chính quyền khi số ca nhiễm Covid-19 tại Q.Gò Vấp chưa có dấu hiệu dừng.


 

 

Theo VŨ PHƯỢNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...