Lời kể của 3 con tin trong vụ tấn công trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 4 ngày bị nhóm tấn công trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk bắt làm con tin, anh Y Dũn Bkrông có chuỗi ngày sống trong lo sợ rồi may mắn được giải cứu.

Quá trình tấn công trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) nhóm đối tượng đã khống chế, bắt giữ các anh: Y Yưng Bkrông (18 tuổi), Điểu Nguyên (32 tuổi) và Y Dũn Bkrông (19 tuổi, cùng trú xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin) làm con tin.

3 thanh niên bị bắt làm con tin được giải cứu thành công

3 thanh niên bị bắt làm con tin được giải cứu thành công

Được lực lượng công an giải cứu an toàn, trở về đoàn tụ với gia đình, 3 thanh niên trở về trong niềm vui mừng của buôn làng.

Anh Y Yưng Bkrông kể lại, do nhà xa nên nhóm 6 công nhân ngủ lại lán trại thi công dự án đường tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Rạng sáng 11-6, mọi người giật mình tỉnh giấc khi tiếng đập phá, tiếng súng vang lên. Liền sau đó, Y Yưng Bkrông bị một đối tượng dùng súng bắn sượt qua ngực, máu chảy nhiều.

Hàng chục đối tượng ập vào tấn công nhóm công nhân. Có 3 công nhân may mắn chạy thoát, còn 3 thanh niên nói trên bị khống chế, bắt đi theo làm con tin.

"Chúng tuyên bố nếu ai không nghe theo mà bỏ chạy sẽ bị bắn chết ngay lập tức" - anh Y Yưng Bkrông hãi hùng nhớ lại.

Đến đêm 11-6, anh Y Yưng Bkông và anh Điểu Nguyên may mắn được giải cứu. Riêng anh Y Dũn Bkrông đến chiều tối 14-6 may mắn khi được lực lượng công an giải cứu, bàn giao cho gia đình trong sự vui mừng của người dân trong buôn làng.

Anh Y Dũn Bkrông kể lại việc bị bắt làm con tin suốt 4 ngày

Anh Y Dũn Bkrông kể lại việc bị bắt làm con tin suốt 4 ngày

Nhớ lại khoảng thời gian này, Y Dũn Bkrông cho biết chúng canh chừng anh rất kỹ lưỡng trên suốt hành trình bỏ trốn. Mỗi buổi, anh chỉ được ăn một nắm cơm nhỏ, uống vài ngụm nước. Lo sợ nên suốt nhiều đêm anh không tài nào chợp mắt.

"Trên đường bỏ trốn, chúng yêu cầu tôi không được đi vào chỗ ẩm ướt để tránh để lại dấu vết" - anh Y Dũn Bkrông kể lại sự tinh vi của nhóm đối tượng.

Còn theo anh Y Yưng Bkrông, các đối tượng kéo anh đi vào rẫy cà phê vắng, trên đường đi chúng liên tục dí súng vào người khiến anh vô cùng hoảng loạn. Đã có lúc anh có ý định bỏ trốn nhưng không có kẽ hở.

Đón con về với gia đình, bà H'Nhài Bkrông (mẹ anh Y Dũn Bkrông) vui mừng khôn xiết bởi suốt 4 ngày ngóng chờ tin con, đã có lúc bà dự cảm xấu nhất.

Bà H'Nhài Bkrông kể lại sáng sớm 11-6, thấy cán bộ công an đến buôn để lấy thông tin, mọi người xúm lại để nghe ngóng tình hình thì biết được con trai bị bắt làm con tin. Bà ngất lịm và được mọi người đưa vào một gốc cây gần đó nằm.

Bà H'Nhài Bkông bên con trai

Bà H'Nhài Bkông bên con trai

Suốt 4 ngày, bà H'Nhài Bkông luôn được chính quyền địa phương, buôn làng động viên, khuyên nhủ nên cố gắng vượt qua, ngóng chờ cuộc điện thoại của con trai.

Đêm 14-6, gia đình bà H'Nhài Bkrông bất ngờ nhận được điện thoại của cán bộ công an. Đầu dây bên kia thông báo anh Y Dũn Bkrông đã được giải cứu thành công. Ngay trong đêm, gia đình bà tức tốc đến trụ sở UBND xã Hòa Hiệp để đón con về trong niềm vui vỡ òa.

Ông Bạch Đình Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp, cho biết khi nhận được tin báo của Công an huyện Cư Kuin về việc có 3 công dân của xã bị các đối tượng bắt giữ làm con tin, chính quyền địa phương đã đến nhà các nạn nhân động viên, trấn an tinh thần cho người thân.

Nhờ sự vào cuộc kịp thời của các cấp, lực lượng công an, các công dân đã được giải cứu an toàn, không có thương tích. Ngày 14-6, con tin thứ 3 đã được lực lượng công an giải cứu và bàn giao về địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null