Liệt sĩ trở về sau 39 năm... hi sinh ở Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thông qua mạng xã hội Facebook, người thân phát hiện ông Phạm Văn Bình (64 tuổi, quê ở thôn Mỹ Thuận, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn còn sống sau 39 năm được công nhận liệt sĩ.

 

 Sau 39 năm được công nhận liệt sĩ, ông Bình bất ngờ trở về trong sự ngỡ ngàng của người thân
Sau 39 năm được công nhận liệt sĩ, ông Bình bất ngờ trở về trong sự ngỡ ngàng của người thân



Khuya 7/11, ông Bình bất ngờ được người thân đưa từ Campuchia trở về nhà sau 39 năm được công nhận là liệt sĩ.

Biết tin ông Bình trở về, sáng nay (8/11), hàng xóm và bạn bè của ông đã kéo nhau đến ngôi nhà của người cháu ruột ông Bình là anh Phạm Trung Hiếu (53 tuổi, trú tại thôn Mỹ Thuận, xã Kỳ Sơn) hỏi han và chia vui cùng với gia đình.

Mặc dù sinh sống và làm việc tại Campuchia mấy chục năm qua nhưng ông Bình vẫn nói được tiếng mẹ đẻ rất sõi. Sau khi được người thân gợi nhớ, ông nhanh chóng nhận ra họ hàng và bạn bè của mình khi thời trai trẻ.


 

Biết ông Bình trở về, rất đông người dân địa phương đến hỏi han
Biết ông Bình trở về, rất đông người dân địa phương đến hỏi han



Ngồi cùng người thân tại sân nhà, ông Bình cho biết bố mẹ ông sinh được 2 người con trai, ông là con út. Năm 1977, ông lên đường nhập ngũ vào Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 (đóng tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị).

Sau đó, đơn vị được chuyển vào đóng tại khu vực biên giới thuộc huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Cuối tháng 12.1977, ông tham gia chiến dịch chiến đấu tại Campuchia và được phân vào đơn vị thông tin thuộc Đoàn 8, Quân Khu 9, đóng tại tỉnh Kampong Thom.

“Lúc đó, tôi nhận nhiệm vụ đem tin tức từ Trung đoàn lên Sư đoàn cách đó khoảng 80 km. Đầu năm 1979, khi đang trên đường đưa thông tin liên lạc, tôi bị quân Pol Pot phục kích bắn bị thương. Sau đó may mắn tôi được dân bản ở huyện Baray (tỉnh Kampong Thom) đi rừng cứu sống. Kể từ đó, tôi mất toàn bộ giấy tờ tùy thân, hoàn toàn mất liên lạc với đồng đội và đơn vị”, ông Bình nhớ lại.


 

Ông Phạm Văn Bình
Ông Phạm Văn Bình



Theo ông Bình, do bị mất hết giấy tờ nên ông đành chấp nhận lưu lạc nơi xứ người. Trong quá trình sinh sống, ông đi làm nhiều việc như phụ hồ, công nhân cao su… để kiếm sống qua ngày.

Đến năm 2004, ông được một người phụ nữ lấy làm chồng và sinh sống tại một bản làng người dân tộc  của Campuchia. “Lúc đó vợ chồng tôi khổ lắm, sức tôi lại yếu, tiền bạc không có. Muốn liên lạc về nhà nhưng cũng không biết thế nào”, ông Bình nói trong nước mắt.

Tìm được chú ruột thông qua Facebook

Theo giấy báo tử, vào tháng 9/1977, ông Bình nhập ngũ vào đơn vị Đoàn 8, Quân khu 9, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Cha là Phạm Thắng và mẹ là Hoàng thị Cáy. Hy sinh ngày 21 tháng 2 năm 1979, trong trường hợp chiến đấu mất tin.

Chị Phạm Thị Lợi (36 tuổi, cháu ruột ông Bình) cho biết, ông Bình là em trai ruột của bố chị này nay đã mất. Khi còn sống bố chị cũng thường xuyên nhờ người tìm kiếm tung tích hoặc mộ phần nhưng không  được. Nên gia đình chỉ lập bàn thờ vong để lo hương khói.

 

Cháu ruột ông Bình thay cha mẹ lo hương khói cho người chú
Cháu ruột ông Bình thay cha mẹ lo hương khói cho người chú



“Đến giữa tháng 11/2018, có một anh tên là Nguyễn Nhật Dũng, ở xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) đăng lên trang Facebook cá nhân để tìm kiếm người thân cho chú tôi. Anh này đăng ảnh của chú và không quên kèm theo số điện thoại để liên lạc.


Tôi theo số điện thoại gọi vào mới biết anh Dũng đang là giám đốc của nông trường cao su đóng tại Campuchia, nơi mà chú tôi đang làm công nhân. Khi biết tin chú còn sống, mấy anh chị em tôi vô cùng vui mừng”, chị Lợi nói.

Theo chị Lợi, khoảng 1 tuần trước, sau khi làm xong thủ tục, chị cùng anh trai là Phạm Trung Hiếu lên đường sang Campuchia để đón người chú về nhà.


 

Chị Lợi vui mừng khi biết tin người chú ruột vẫn còn sống
Chị Lợi vui mừng khi biết tin người chú ruột vẫn còn sống


“Khi qua đến nơi, chú Bình nhận ra tôi ngay nên hai chú cháu ôm nhau khóc. Hiện chú tôi đã có vợ và một con gái 10 tuổi. Theo dự định của gia đình, sau khi sức khỏe của chú Bình ổn định thì sẽ đón vợ con chú về”, anh Hiếu nói.

 

Đồng đội và bạn bè ông Bình ôm nhau trong ngày ông này trở về
Đồng đội và bạn bè ông Bình ôm nhau trong ngày ông này trở về



Ông Nguyễn Anh Ngọc, Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn cho hay, nửa tháng trước, sau khi người thân của ông Bình trình báo ông này đang còn sống và lưu lạc tại Campuchia, chính quyền địa phương đã báo cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện để làm giấy tờ tùy thân cho ông này.

“Nửa đêm qua, ông Bình đã được người thân đưa về tới nhà và chính quyền địa phương cũng đã đến thăm hỏi động viên”, ông Ngọc nói.

Phạm Đức (thanhnien)
 

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.