Lịch sử tỉnh Đắk Lắk - thủ phủ càphê Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, diện tích 13.125,37km2; có 15 đơn vị hành chính cấp huyện và 184 đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh lỵ là thành phố Buôn Ma Thuột.

1lichsu.jpg
Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba.

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hóa riêng. Đặc biệt là văn hóa truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là Kiệt tác Truyền khẩu và Di sản Văn hóa phi Vật thể của Nhân loại.

Tỉnh lỵ là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350km.

Vị trí địa lý

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa; phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông; phía Tây giáp Vương quốc Campuchia; có đường biên giới dài 73km; diện tích 13.125,37km2.

Tỉnh nằm ở đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400-800m so với mặt nước biển.

Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng. Giao thông có cả đường bộ và đường hàng không; Quốc lộ 14 nối Đắk Lăk với các tỉnh phía Nam và phía Bắc, là con đường huyết mạch từ Pleiku tỉnh Giai Lai qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột xuống tỉnh Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 26 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện Krông Pắk, Ea Kar, M’Đrắk đến tỉnh Khánh Hòa; Quốc lộ 27 nối trung tâm tỉnh với các huyện Cư Kuin, huyện Lắk và thành phổ Đà Lạt (Lâm Đồng).

2daklak.jpg
Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Đắk Lắk.

Đắk Lắk có diện tích 13.125,37km2. Dân số Đắk Lắk là 1.944.821 người tính đến ngày 1/4/2024 theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2024, đứng thứ 10 cả nước.

Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc, trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như ÊĐê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện: Cư M’gar, Krông Búk, Ea H’Leo, Krông Năng, Krông Pắc, Ea Kar, M’Đrắk, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin, Krông Ала, Buôn Đôn, Ea Súp ; có 184 đơn vị hành chính cấp xã (20 phường, 12 thị trấn, 152 xã).

Sự hình thành và phát triển của tỉnh Đắk Lắk theo dòng lịch sử

Sau khi triều Nguyễn được thành lập vào đầu thế kỷ XIX, quan hệ giữa các tộc người ở Tây Nguyên và Đắk Lắk nói riêng với chính quyền nhà Nguyễn có bước phát triển mới tích cực; triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng phòng tuyến biên giới Tây Nam khỏi sự uy hiếp của các cánh quân xâm lược.

Tuy nhiên, do những sai lầm nghiêm trọng trong việc thực hiện chính sách quản lý vùng đất này, triều đình nhà Nguyễn đã để vùng Tây Nguyên có lúc rơi vào sự cai trị của nhà nước phong kiến Xiêm.

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, (từ 1899), Tây Nguyên trở thành vùng đất thuộc quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp. Ngày 31/01/1899, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị định thành lập cơ sở hành chính tại Bản Đôn (trực thuộc nước Lào). Ngày 02/11/1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Đại lý hành chính Đắk Lắk đặt trụ sở tại Buôn Ma Thuột (trực thuộc nước Lào).

Ngày 22/11/1904, trước phong trào đấu tranh bền bỉ và quyết liệt của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên và sức ép của triều đình nhà Nguyễn, Toàn quyền Đông Dương buộc phải ban hành Nghị định thành lập tỉnh Đắk Lắk.

Như vậy, Đắk Lắk chính thức trở thành một trong 20 tỉnh Trung kỳ và một trong 73 tỉnh, thành phố Việt Nam thời Pháp thuộc.

Giai đoạn từ năm 1904 đến năm 1945

Ngày 22/11/1904, Đắk Lắk chính thức trở thành một trong 20 tỉnh Trung kỳ và một trong 73 tỉnh, thành phố Việt Nam thời Pháp thuộc, cột mốc đánh dấu sự thành lập tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 9/2/1913, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Kon Tum (trước là đại lý Kon Tum trực thuộc Tòa công sứ Quy Nhơn), bao gồm Đại lý Kon Tum tách khỏi tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắk Lắk.

Ngày 02/7/1923, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Đại lý Đắk Lắk khỏi tỉnh Kon Tum để thành một tỉnh độc lập. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, địa bàn tỉnh Đắk Lắk được chia thành 5 quận là Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Đắk Song, Lắk và M’Đrắk; tỉnh lỵ đóng tại Buôn Ma Thuột.

Ngày 09/4/1934, Khâm sứ Trung Kỳ ban hành Nghị định chia Đắk Lắk thành 24 tổng, đứng đầu các tổng là Cai tổng. Theo số liệu thống kê năm 1936 tỉnh Đắk Lắk có diện tích 21.300km2, dân số 106.000 người, bao gồm 30 tổng, 576 xã. Ngày 06/01/1942, Khâm sứ Trung Kỳ ra Nghị định số 3268 chia Đắk Lắk thành 3 quận (Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Lắk), 2 đại lý (M’Đrắk, Đắk Dam).

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. về hành chính, cả nước được chia thành 3 bộ (Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) với 73 đơn vị hành chính cấp tỉnh (thành phố, khu đặc biệt). Tỉnh Đắk Lắk thuộc Trung Bộ. Sau đó, để thống nhất chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Đắk Lắk được đặt thuộc ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ.

Sau Hiệp định Geneva, từ năm 1954-1960, Đắk Lắk trực thuộc Quân khu V, gồm 7 huyện, thị là M’Đrắk, đông Cheo Reo, tây Cheo Reo, Buôn Hồ, Lắk, Đắk Mil và thị xã Buôn Ma Thuột.

Tháng 10/1965, trước những chuyển biến của phong trào cách mạng tại Đắk Lắk, Khu ủy quyết định giải thể Liên tỉnh ủy B3, B5, đồng thời họp nhất các đom vị thành tỉnh Đắk Lắk, đặt dưới sự chỉ đạo của Khu ủy V.

Đến đầu năm 1975, tỉnh Đắk Lắk có 2 thị xã là Buôn Ma Thuột và Cheo Reo, cùng 9 huyện.

Giai đoạn từ sau năm 1975 đến năm 2024

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), chính quyền cách mạng tỉnh Đắk Lắk tạm thời sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong tỉnh.

Đầu năm 1976, theo chủ trương của Trung ương hai tỉnh Đắk Lắk và Quảng Đức được sáp nhập thành tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh có 5 huyện (Krông Búk, Krông Pắc, Đắk Mil, Đắk Nông, Lắk) và thị xã Buôn Ma Thuột.

Từ tháng 8/1977 đến 2003, toàn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 17 huyện) gồm thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện: Đắk R’lấp, Đắk Nông, Đắk Mil, Ea Súp, Cư M’gar, Krông Ana, Cư Jút, Krông Nô, Krông Pắc, Ea Kar, Lắk, Krông Bông, Ea H’Leo, Krông Búk, Krông Năng, M’Đrắk, Buôn Đôn.

3daklak.jpg
Sau 50 năm giải phóng, thành phố Buôn Ma Thuột đạt được nhiều thành tựu về kinh tế-xã hội và tỉnh đang hướng đến mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên vào năm 2045 theo Kết luận của Bộ Chính trị. (Ảnh: TTXVN phát)

Để đáp ứng yêu cầu phát triến kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên, ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Sau khi tách tỉnh, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37km với dân số 1.666.854 người. Toàn tỉnh có 13 huyện, thành phố: thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện Krông Búk, Ea Kar, Krông Ana, Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, M’Đrắk, Krông Pắc, Ea H’Leo, Krông Bông, Cư M’gar, Krông Năng; với 165 đơn vị hành chính cấp xã, 2.129 thôn, buôn, tổ dân phố.

Đến năm 2024, tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện: Cư M’gar, Krông Búk, Ea H’Leo, Krông Năng, Krông Pắc, Ea Kar, M’Đrắk, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin, Krông Ала, Buôn Đôn, Ea Súp ; có 184 đơn vị hành chính cấp xã (20 phường, 12 thị trấn, 152 xã).

Những điểm chung của các tỉnh Tây Nguyên

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500m-600m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như càphê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm.

Là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây Nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null