Sông Mê Kông đang ngày càng cạn kiệt về các loài cá quý hiếm. Ông Bảy Bon - lão nông ở Cần Thơ trên dòng sông Hậu dành gần cả đời sưu tầm và bảo tồn các loài cá quý với hy vọng chúng sẽ không biến mất. Kết hợp du lịch, ông đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn mỗi khi khách đến cồn Sơn của TP Cần Thơ.
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Chuyển đổi hơn 545 ha đất lúa sang trồng cây hàng năm và cây lâu năm; Ngành điện chủ động đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô; Khai giảng lớp tin học miễn phí cho người dân làng Ia Lang; Lão nông gần 10 năm làm cầu bắc qua sông Ba…
(GLO)- Qua đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo, ông Nguyễn Văn Tấn (SN 1954, thôn Dlâm, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã biến quả dừa khô thành cây dừa cảnh độc đáo, đẹp mắt.
Xưa, trâu là con vật gắn liền với đời sống người nông dân Việt Nam. Từ lúc gà chưa gáy sáng, con trâu đã cùng người băng qua màn sương lạnh lẽo để ra đồng đảm nhận phần lớn công việc nặng nhọc của nghề nông như cày bừa, kéo lúa…
Khi nhắc đến Lục Ngạn, hầu như ai cũng nghĩ ngay đến vải, loại quả giúp nhiều nông dân ở đây làm giàu. Tuy nhiên, ở thủ phủ vải này, vẫn có những người quyết tâm tìm hướng đi mới và thành công nhờ vào sự mạnh dạn của mình.
Trồng và chăm sóc cà phê một cách khoa học, ông Bạch Văn Pha (68 tuổi, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) có thu nhập hơn 400 triệu đồng. Ông Pha trở thành điểm sáng làm giàu, là nông dân xản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.
(GLO)- Nhắc đến lão nông triệu phú Thân Văn Thêm, người dân làng Phun Thanh (xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đều ngợi khen. Không chỉ sản xuất giỏi, ông còn được bầu giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Nông dân làng, Tổ trưởng Tổ Hợp tác xã Ia Băng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Nông liên kết xã Bàu Cạn.
Với 10 con lợn rừng nái và 50 con lợn rừng thịt nuôi thả rông trên núi, mỗi năm, ông Bùi Văn Trường ở thôn Giáp 4 (xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Thủ đô Hà Nội) thu lãi cả trăm triệu đồng. Suốt chục năm nuôi lợn rừng mà ông Trường chưa từng phải mất đồng nào để mua thuốc phòng bệnh cho chúng.
(GLO)- Thay vì lựa chọn du xuân ở những địa điểm vui chơi, giải trí, ngày đầu năm Canh Tý 2020, tôi quyết định “xông đất“ nhà “lão nông tri điền“ Nguyễn Đức Tỉnh (thôn Phú Vinh, xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) như đã hẹn.
(GLO)- Thất bại liên tiếp với cây xoài, điều, thuốc lá, mía nhưng lão nông Đào Văn Thụ (75 tuổi, tổ 10, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Gia Lai) vẫn không chịu khuất phục. Kiên trì, khéo tính toán, giờ ông đã có 2 ha ổi cho thu nhập 200-300 triệu đồng mỗi năm.
Vào mỗi dịp Trung thu, ông Đỗ Văn Kỳ, thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội) tất bật cả ngày làm ra những chiếc đèn ông sư, hay còn gọi là đèn cù, để phục vụ dịp tết Trung thu.
Đằng đẵng 10 năm vác chồng đơn đi khiếu kiện, người nông dân Cao Văn Tứ (62 tuổi, khu dân cư số 6, trại Mát, phường 11, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) vẫn chưa thể nhận được tiền bồi thường đất của dự án bị treo suốt 10 năm qua.
(GLO)- Nói về cựu chiến binh Đỗ Tấn Tài (thôn 2, xã Ia Pia), ông Mai Khắc Tuấn-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Chư Prông (Gia Lai)-cho biết: “Đây là hội viên làm kinh tế rất giỏi với thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/năm và rất có tâm với những người xung quanh“.
(GLO)- Hầu hết những người trồng mì tại huyện Krông Pa đều biết ông Phạm Văn Tỉnh (tổ dân phố 6, thị trấn Phú Túc). Lý do là bởi ông Tỉnh đã sáng chế chiếc cày thu hoạch mì giúp nông dân tiết kiệm sức lao động.
Cũng là nông dân, nhưng có những người được gọi “siêu nông dân trên núi“, bởi dựa vào nghề nông như hàng triệu nông dân khác nhưng họ có thể làm giàu, trở thành tỷ phú với khối tài sản lên tới vài trăm tỷ đồng hay mỗi năm lãi vài tỷ đồng là chuyện chẳng khó gì.
Một nông dân ở miền tây đã sưu tập hàng trăm con tem có chủ đề Trường Sa và Hoàng Sa với ý tưởng tạo nên bộ bản đồ tem quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa độc đáo.