Làng nơi ngã ba sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bến Mộng (Ayun Pa, Gia Lai) là nơi gặp nhau của con sông Ayun (sông Mẹ) và sông Pa (sông Cha) bồi đắp nên một vùng đất trù phú bạt ngàn lúa nước, mía, bắp lai, thuốc lá sợi vàng và lắng đọng những trầm tích văn hóa độc đáo.   

Bình yên buôn Broăi

Chúng tôi về các xã phía Đông sông Ba, nơi phù sa của sông Pa và Ayun lắng đọng, bồi đắp nên một vùng đất trù phú bạt ngàn những lúa, bắp lai, thuốc lá tươi tốt. Mùa khô, lòng sông phía hạ nguồn chỉ còn lại một lạch nhỏ ngoằn ngoèo giữa hai bờ cát trắng trải dài. Nắng sớm lấp lánh in bóng đoàn người đang dong hàng trăm con bò lội sông ra bãi bồi gặm cỏ.

Nhờ phù sa bồi đắp nên cánh đồng buôn Broăi xanh tốt quanh năm. Ảnh: Đ.P
Nhờ phù sa bồi đắp nên cánh đồng buôn Broăi xanh tốt quanh năm. Ảnh: Đ.P
Phó Chủ tịch UBND xã Ia Broăi (Ia Pa) Trương Nguyên Hảo trên đường vào buôn Broăi triển khai công tác chuẩn bị bầu cử, tiện đường đưa chúng tôi đi theo để tìm hiểu tình hình đời sống của bà con. Đang vào mùa thu hoạch thuốc lá, mì và lúa vụ mùa. Màu vàng no ấm trải dài trên các cánh đồng. Những đoàn xe công nông nối đuôi nhau chở lúa hướng về các buôn làng. Trên cánh đồng, những cô gái Jrai thoăn thoắt hái thuốc lá xếp thành từng hàng dài trước khi bó lại mang về lò sấy. Tiếng nói cười rộn rã. Ông Hảo thông báo tin vui: “Năm nay, cây thuốc lá được mùa, được giá. Thuốc lá sợi vàng sấy khô được thương lái xếp hàng chen mua khiến giá nhảy lên từng ngày; nhiều nhà đã bán giá 53.000 đồng/kg, cao gấp đôi năm ngoái. Cả xã Ia Broăi trồng được trên 300 ha thuốc lá sợi vàng”.


Già làng Ksor Man (buôn Broăi) nở nụ cười móm mém tuổi 80 kể về cuộc sống đổi thay sung túc của buôn làng. Sau trận lũ lịch sử cuối năm 2009, nước ngập lút nhiều nóc nhà buôn Broăi, buôn Jú, buôn Tul, cuốn trôi gần 1.000 con bò, đời sống của người dân vô cùng khó khăn. Liền sau đó, tỉnh, huyện rồi cả nước chung tay vào cấp gạo, heo, bò, hỗ trợ xây nhà chống lũ, hạt giống sản xuất cho người dân. Cuộc sống dần đi vào ổn định.

Tuy vậy, “Nhờ phù sa của nó mà vùng đất bãi bồi của các xã phía Đông sông Ba tươi tốt, ít phải bón phân. 2 năm nay người dân không phải dùng thêm phân bón mà cây cối vẫn cứ tươi tốt, được mùa to. Nhà Siu Khem năm nay trúng đậm vụ mì thu hơn 200 triệu đồng. Nhiều nhà trúng mùa lại có tiền xây nhà ngói, nhà sàn gỗ khang trang”- già Ksor Man cho hay.

Nhắc đến buôn Broăi, những người hiểu chuyện đều biết đây là quê mẹ của tên FULRO lưu vong Ksor Kớk và sự kiện bạo loạn mang màu sắc chính trị xảy ra trước đây. Nhiều tháng liền, già Ksor Man phải vất vả cùng với cán bộ vào từng nhà, gặp từng người để vận động, thuyết phục. Giờ thì dân làng đã hiểu được sự nông nổi của mình khi nghe theo bọn phản động. Ai cũng nhận ra cái sai, quay về yên tâm làm ăn, bọn phản động FULRO đã không còn đất sống. Buôn Broăi từng là điểm nóng về an ninh chính trị giờ thanh bình nhất xã.    

Một vùng trầm tích văn hóa

Thu hoạch xong vụ mùa, nghệ nhân chỉnh chiêng Rah Lan Phoa (buôn Broăi) lại bắt tay vào kiểm tra âm sắc của bộ chiêng Aráp 15 lá chiêng để làng kịp đánh ăn mừng lúa mới. Đây là bộ chiêng đã cùng với đội chiêng buôn Broăi (32 người cả đánh chiêng, múa xoang và chỉnh chiêng) vượt lũ đi dự Festival Cồng chiêng Quốc tế tại TP. Pleiku cuối năm 2009. “Không chỉ các đội chiêng của nhiều dân tộc trong nước mà cả các nước Philippines, Indonesia… khi vào hội đọ chiêng cũng phải trầm trồ thán phục nghệ thuật trình tấu và âm sắc độc đáo của cồng chiêng buôn Broăi”.

Đội cồng chiêng xã Ia Broăi đang tập luyện. Ảnh: Đ.P
Đội cồng chiêng xã Ia Broăi đang tập luyện. Ảnh: Đ.P
Về buôn Broăi tận thấy lớp lớp những ngôi nhà “dài như tiếng chiêng”. Giống như hầu hết những ngôi nhà dài truyền thống ở thung lũng Ayun Pa, những ngôi nhà dài mới dựng ở phía Đông sông Ba đều to, dài, khang trang. “Nhưng thay vì làm bằng cột gỗ như trước, bây giờ để bảo vệ rừng, dân làng chuyển sang làm bằng bê tông cốt thép vững chắc, vừa cao ráo và tránh được lũ lụt. Dưới gầm sàn lại xây bao một vài gian làm kho đựng nông sản, vật dụng mà vẫn giữ được nét thẩm mỹ của ngôi nhà dài truyền thống”- già làng Ksor Man đắc ý nói.


Sự no đủ, sung túc của buôn làng không chỉ từ những ngôi nhà dài rộng rãi nổi bật giữa xanh mát ruộng vườn mà còn từ những chiếc máy cày, máy xới, máy gặt, xe công nông, xe máy, từ những kho lúa lèn chặt bên dưới gầm nhà. “Giờ dân mình đã có nhiều lúa, nhiều cái xe máy, phương tiện sản xuất, làm cái nhà sàn dài to lớn thế này có cái gầm cất giữ những thứ ấy thật là tiện lợi...”- già Kpa Thung- già làng thứ hai của buôn Broăi gật gù.  

Hình ảnh ngôi nhà sàn dài tít tắp với màu gỗ phô ra từ trụ cột, từ vách tường mái tôn lấp lánh càng ấn tượng hơn bên những ngôi nhà xây kiên cố của người Kinh định cư rải rác dọc quốc lộ 25 khắp thung lũng Ayun Pa. Chính vựa lúa Ayun Hạ đã giúp những cư dân Jrai, Bahnar bản địa gìn giữ mái nhà dài- linh hồn của buôn làng như một báu vật.

… Mùa lúa mới đang về. Món cơm lam dẻo mềm bên bếp lửa nhà sàn dài. Trăng thượng tuần tháng Tư huyền hoặc hắt bóng vào bức vách. Tiếng chiêng mừng lúa mới như ru gọi lúc gần lúc xa. Lòng tự nhiên thấy thư thái lạ lùng.

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.