Lăng mộ Quận công Nguyễn Hữu Hào - Cha của Nam Phương Hoàng hậu "mất hút" giữa lòng Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Là một quần thể kiến trúc độc đáo nhưng cụm lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương Hoàng hậu) vẫn chưa được công nhận, xếp hạng là công trình di tích lịch sử và đưa vào khai thác du lịch.

Những ngày cuối năm Canh Tý, phóng viên Dân Việt đã ghé thăm cụm lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương Hoàng hậu - vợ Vua Bảo Đại) tại phường 5, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng). Nằm trên đỉnh một quả đồi phía Tây Nam thành phố Đà Lạt, cách khu du lịch thác Cam Ly khoảng 150m lại tiếp giáp cung đường du lịch làng hoa Vạn Thành - Tà Nung - Nam Ban nhưng quần thể di tích này vẫn vắng bóng người ghé thăm.

Nằm ngay mặt đường, cổng lăng mộ gồm 4 trụ biểu cao thẳng đứng, trên đỉnh được trang trí hoa sen và hai chú chó ngao cách điệu. Tuy nằm ở vị trí có thể
Nằm ngay mặt đường, cổng lăng mộ gồm 4 trụ biểu cao thẳng đứng, trên đỉnh được trang trí hoa sen và hai chú chó ngao cách điệu. Tuy nằm ở vị trí có thể "đập" vào mắt người đi đường ngay khi đi qua nhưng rất ít người biết đến địa điểm này lại là nơi thờ và chôn cất thân phụ mẫu của Nam Phương Hoàng hậu - vợ Vua Bảo Đại.
 
Sau khi đi qua cổng lăng, du khách phải tiếp tục đi thêm khoảng 200m với 158 bậc thang để đến được với khu lăng chính. Cứ lên vài bậc lại có một chiếu nghỉ đan xen xuyên suốt đến hết đoạn đường tạo cảm giác thoai thoải không quá dốc đối với người đi lên xuống. Cuối con đường lên khu lăng chính này là cặp sư tử được đặt án ngữ hai bên được xem như linh vật trấn giữ lăng.
Sau khi đi qua cổng lăng, du khách phải tiếp tục đi thêm khoảng 200m với 158 bậc thang để đến được với khu lăng chính. Cứ lên vài bậc lại có một chiếu nghỉ đan xen xuyên suốt đến hết đoạn đường tạo cảm giác thoai thoải không quá dốc đối với người đi lên xuống. Cuối con đường lên khu lăng chính này là cặp sư tử được đặt án ngữ hai bên được xem như linh vật trấn giữ lăng.
 
Hình ảnh toàn bộ phần lăng chính Quận công Nguyễn Hữu Hào - Cha của Nam Phương Hoàng hậu. Được biết, Nguyễn Hữu Hào quê tại huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), sinh ra trong một gia đình khá giả. Về sau ông lấy con gái của đại điền chủ Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt là bà Lê Thị Bình. Năm 1914, hai người sinh được người con gái là Nguyễn Thị Lan - người có nhan sắc hơn người, thông minh, học rộng, có bằng Tú tài toàn phần năm 18 tuổi, thuộc diện nữ giới học cao bậc nhất đất Nam kỳ bấy giờ nên đã được Vua Bảo Đại cưới làm vợ, tấn phong làm Nam Phương Hoàng hậu.
Hình ảnh toàn bộ phần lăng chính Quận công Nguyễn Hữu Hào - Cha của Nam Phương Hoàng hậu. Được biết, Nguyễn Hữu Hào quê tại huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), sinh ra trong một gia đình khá giả. Về sau ông lấy con gái của đại điền chủ Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt là bà Lê Thị Bình. Năm 1914, hai người sinh được người con gái là Nguyễn Thị Lan - người có nhan sắc hơn người, thông minh, học rộng, có bằng Tú tài toàn phần năm 18 tuổi, thuộc diện nữ giới học cao bậc nhất đất Nam kỳ bấy giờ nên đã được Vua Bảo Đại cưới làm vợ, tấn phong làm Nam Phương Hoàng hậu.
 
Năm Kỷ Mão (13/9/1939), Nguyễn Hữu Hào trút hơi thở cuối cùng tại Đà Lạt. Theo nguyện vọng lúc sinh thời của cha mình, Nam Phương Hoàng hậu cùng Vua Bảo Đại đã ra sức tìm kiếm vị trí đắc địa để an táng ông. Địa điểm cuối cùng được chọn là vị trí lăng mộ ngày nay.
Năm Kỷ Mão (13/9/1939), Nguyễn Hữu Hào trút hơi thở cuối cùng tại Đà Lạt. Theo nguyện vọng lúc sinh thời của cha mình, Nam Phương Hoàng hậu cùng Vua Bảo Đại đã ra sức tìm kiếm vị trí đắc địa để an táng ông. Địa điểm cuối cùng được chọn là vị trí lăng mộ ngày nay.
 
Bao quanh khu vực lăng chính là một hàng rào được xây dựng với những họa tiết hoa văn tinh tế.
Bao quanh khu vực lăng chính là một hàng rào được xây dựng với những họa tiết hoa văn tinh tế.
 
Toàn bộ các hạng mục cổng lăng, lăng chính và các công trình phụ trong cụm lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương Hoàng hậu) được bao phủ bởi một rừng thông xanh mát.
Toàn bộ các hạng mục cổng lăng, lăng chính và các công trình phụ trong cụm lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương Hoàng hậu) được bao phủ bởi một rừng thông xanh mát.
 
Phía sau lăng có một văn bia cũng được tạc trên đá xanh. Một nhà bia hình mái cong có tứ trụ chống đỡ cũng được dựng lên để che cho văn bia này. Theo tìm hiểu, bia có chiều cao 2,45m, chiều rộng 1,43m, trán bia dày 26cm, thân bia dày 20cm, trên văn bia có tất cả 215 chữ.
Phía sau lăng có một văn bia cũng được tạc trên đá xanh. Một nhà bia hình mái cong có tứ trụ chống đỡ cũng được dựng lên để che cho văn bia này. Theo tìm hiểu, bia có chiều cao 2,45m, chiều rộng 1,43m, trán bia dày 26cm, thân bia dày 20cm, trên văn bia có tất cả 215 chữ.
 
Dù được xây dựng kiên cố nhưng sau hơn 80 năm thì khu lăng mộ Quận công Nguyễn Hữu Hào đã xuống cấp. Tại nhiều vị trí đã bị hư hại do trải qua thời gian dài dưới nắng mưa. Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, quần thể lăng Quận công Nguyễn Hữu Hào đến nay vẫn chưa được công nhận, xếp hạng là công trình di tích lịch sử. Hiện tại, địa điểm này được chính quyền địa phương giao cho Công ty cổ phần Du lịch Lâm Đồng chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ.
Dù được xây dựng kiên cố nhưng sau hơn 80 năm thì khu lăng mộ Quận công Nguyễn Hữu Hào đã xuống cấp. Tại nhiều vị trí đã bị hư hại do trải qua thời gian dài dưới nắng mưa. Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, quần thể lăng Quận công Nguyễn Hữu Hào đến nay vẫn chưa được công nhận, xếp hạng là công trình di tích lịch sử. Hiện tại, địa điểm này được chính quyền địa phương giao cho Công ty cổ phần Du lịch Lâm Đồng chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ.
Phần chân của trụ cổng lăng mộ cũng đã bị hư hỏng, chưa được chính quyền địa phương có phương án tu bổ, sửa chữa.
Phần chân của trụ cổng lăng mộ cũng đã bị hư hỏng, chưa được chính quyền địa phương có phương án tu bổ, sửa chữa.
 
Mặc dù không được giới thiệu, quảng bá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng qua tìm hiểu, nhiều bạn trẻ quan tâm đến lịch sử, văn hóa cũng tìm đến khu lăng Nguyễn Hữu Hào để tham quan, chụp ảnh tư liệu. Nhiều người tỏ ra khá luyến tiếc với việc địa điểm này không được sử dụng hợp lý cũng như đưa vào khai thác du lịch.
Mặc dù không được giới thiệu, quảng bá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng qua tìm hiểu, nhiều bạn trẻ quan tâm đến lịch sử, văn hóa cũng tìm đến khu lăng Nguyễn Hữu Hào để tham quan, chụp ảnh tư liệu. Nhiều người tỏ ra khá luyến tiếc với việc địa điểm này không được sử dụng hợp lý cũng như đưa vào khai thác du lịch.
 
Một khu vực trong khu lăng mộ được sử dụng làm nơi ở. Một người tự nhận là bảo vệ khu lăng mộ này cho biết, ông hằng ngày xin tiền du khách đến tham quan để sắp xếp hương khói, đèn nến thờ tự Quận công Nguyễn Hữu Hào.
Một khu vực trong khu lăng mộ được sử dụng làm nơi ở. Một người tự nhận là bảo vệ khu lăng mộ này cho biết, ông hằng ngày xin tiền du khách đến tham quan để sắp xếp hương khói, đèn nến thờ tự Quận công Nguyễn Hữu Hào.
Theo Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.