Làng hoàn lương bên trại giam Gia Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những người từng lầm đường lạc bước, vi phạm pháp luật sau khi chấp hành án phạt đã ở lại xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai để sinh cơ lập nghiệp, làm lại cuộc đời mới.

 
Anh Đỉnh (áo xanh) làm lại cuộc đời mới với công việc hướng dẫn viên du lịch. Ảnh: T.T
Anh Đỉnh (áo xanh) làm lại cuộc đời mới với công việc hướng dẫn viên du lịch. Ảnh: T.T
Ayun là xã đặc biệt khi nằm cạnh trại giam Gia Trung, thuộc Bộ Công an. Từ năm 1977 đến nay, xã này có đến 89 trường hợp công dân đã chấp hành án phạt tù về địa phương sinh sống, trong đó có hơn 40 người có hộ khẩu thường trú nơi khác quyết định chọn Ayun làm nơi lập nghiệp.
Từ một làng quê nghèo khó, hiện nay, xã Ayun phát triển kinh tế, nhà cửa khang trang, trong đó có những phận người vốn lầm đường lạc bước đã làm lại cuộc đời mới, có cuộc sống tốt hơn. Anh Bùi Văn Đỉnh (SN 1973, trú xã Ayun) hiện là nhân viên của Ban quản lý bảo vệ rừng vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Vào năm 2019, anh Đỉnh sửa lại khẩu súng hơi cho người bạn, vô tình cướp cò bắn trúng H’Dưng (15) khiến cháu tử vong.
Trở về đời thường, anh Đỉnh xin vào Ban quản lý bảo vệ rừng vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nấu cơm, hướng dẫn viên cho các đoàn du lịch. Nhờ tài ăn nói lưu loát, nấu ăn giỏi, anh Đỉnh có việc làm thu nhập ổn định, cưới vợ là người đồng bào Ba Na ở xã Ayun. “Ayun là mảnh đất nghĩa tình, người dân thân thiện. Sau khi chấp hành án phạt, mình không về quê Bắc Giang với gia đình mà ở lại đây làm ăn, đổi thay cuộc sống” - anh Đỉnh chia sẻ.
Ông Lê Thanh Lan (SN 1957, trú xã Ayun) từng dính vào lao lý, vi phạm pháp luật khi tuổi còn trẻ. Nhờ được cán bộ trại giam Gia Trung đào tạo nghề mộc, trồng rừng, ông sớm hòa nhập cộng đồng, lấy vợ sinh con. Gia đình ông có kinh tế khá giả ở xã khi sở hữu hơn 400 trụ tiêu, 2ha bạch đàn, mỗi năm cho lợi nhuận 80-100 triệu đồng.  “Có vợ con, mình biết tránh xa con đường cũ để hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Cũng may có nghề mộc trong tay nên khi ra xã hội xin việc dễ dàng hơn, không bị bỡ ngỡ. Giờ con cái đã trưởng thành, bản thân luôn muốn làm việc có ích cho xã hội” - ông Lan chia sẻ.    
Trao đổi với PV Báo Lao Động, Đại úy Phạm Ngọc Thanh - Trưởng Công an xã Ayun, huyện Mang Yang - cho biết: “Do địa phương có nhiều công dân từng chấp hành án phạt nên hàng năm, công an đều mời, gọi họ lên để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng. Khi họ có khó khăn gì thì sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ. Một số công dân thiếu các giấy tờ hành chính được công an xã xác minh, bổ sung để họ có đầy đủ quyền công dân, lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế. Hầu hết công dân chấp hành pháp luật tốt, biết làm ăn phát triển kinh tế”.
Đại tá Nguyễn Đình Ba - Bí thư Đảng ủy, Giám thị trại giam Gia Trung - cho hay: “Sau khi chấp hành án phạt, được cải tạo giáo dục đạo đức, được dạy nghề tốt, nhiều công dân đã “bén duyên” với mảnh đất Ayun, lấy vợ sinh con, chí thú làm ăn. Nhiều người hiện nay kinh tế khá giả, là chủ doanh nghiệp, cửa hàng buôn bán ở trong xã”. 
Theo đại tá Ba, ở trại Gia Trung, học nghề và học văn hóa là bắt buộc để sau này ra trại, các công dân sớm tái hòa nhập cộng đồng, tìm được việc làm ổn định, không vi phạm pháp luật. Đơn vị phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Gia Lai tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề và cấp chứng chỉ cho các trường hợp thi đậu.    
Theo Thanh Tuấn (LĐO)

https://laodong.vn/xa-hoi/lang-hoan-luong-ben-trai-giam-gia-trung-1015754.ldo

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.