Làng dưới chân núi Chư Pao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Núi Chư Pao (xã Ia Khươl, huyện Chư Pah) là địa danh nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau gần nửa thế kỷ hòa bình dựng xây, dưới chân núi ấy, cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số đang đổi thay từng ngày.
Chúng tôi tìm về làng Pôk khi mặt trời gần đứng bóng. Bon bon trên con đường nhựa, ngang qua những vườn cà phê, bời lời sum suê, xanh tốt, những mái nhà sàn, nhà ngói khang trang, chúng tôi bỗng thấy cái nắng mùa khô Tây Nguyên bỏng rát như dịu lại trước cảnh sống no đủ, thanh bình. 
Chuyện kể của người lính già
Trước khi về làng Pôk, chúng tôi đã nghe kể nhiều về ông Ksor Lúih-cựu chiến binh và cũng là nhân chứng sống của vùng đất này. Ngôi nhà cấp 4 của ông nằm giữa làng, được che mát bởi bóng của 2 cây si già. Đang cặm cụi đan chiếc rổ tre, thấy có khách, ông vội thu dọn đồ đạc. Và rồi câu chuyện về những năm tháng kháng chiến của người dân làng Pôk lần lượt hiện ra qua lời kể của người cựu chiến binh già.
Hướng mắt về phía ngọn núi Chư Pao, ông Lúih trầm ngâm: “Núi Chư Pao có nhiều hang đá lắm. Ngày trước, cả tiểu đoàn ở cũng được, bom Mỹ ném cả ngày cũng không hề hấn gì. Từ năm 1968 đến 1974, Mỹ càn quét vùng này dữ lắm! Cả làng Pôk chẳng còn ngôi nhà nào nguyên vẹn. Bà con phải bỏ làng trốn hết vào rừng. Ngày ở rừng, đêm về làng làm rẫy”.
 Cánh đồng lúa dưới chân núi Chư Pao. Ảnh: DUY LÊ
Cánh đồng lúa dưới chân núi Chư Pao. Ảnh: DUY LÊ
Sau cuộc trò chuyện, ông lấy chiếc xe Win đưa chúng tôi thẳng về hướng núi Chư Pao. Sau 20 phút, chúng tôi cũng đến được nơi cần đến. Đứng ở chiến địa xưa, ông Lúih hồi tưởng: “Chỉ riêng năm 1973, người dân làng Pôk nói riêng, xã Ia Khươl nói chung đã đóng góp hơn 30 ngàn ngày công vận chuyển hơn 100 tấn hàng hóa, vũ khí. Bên cạnh đó, đồng bào còn tự nguyện đóng góp hơn 1.000 gùi lương thực, hàng trăm tấn thực phẩm và các vật dụng thiết yếu, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc. Dân làng Pôk một lòng một dạ theo cách mạng nên bị địch bao vây, kìm kẹp, giết hại không ít”.
17 tuổi, chàng thiếu niên Ksor Lúih viết đơn tình nguyện tham gia bộ đội rồi trở thành người lính trinh sát của Trung đoàn 95 (Sư đoàn 320) chốt giữ núi Chư Pao từ năm 1970 đến năm 1973. Những năm tháng ác liệt nhất, ông đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu hàng trăm trận lớn, nhỏ. “Năm 1972, đơn vị chặn đánh cứ điểm của địch trên đường 14 suốt 1 tháng liền khiến cho Sư đoàn 22 ngụy ở Pleiku không thể nào vượt qua để chi viện cho lực lượng của chúng ở Kon Tum. Nhưng kỷ niệm tôi nhớ nhất là trận đánh ở làng Rỏi năm 1968. Trận này tôi dùng khẩu B40 của một đồng đội hy sinh bắn cháy 1 xe tăng M41 của  Mỹ”-ông Lúih nhớ lại.
Cựu binh già Ksor Lúih kể lại một thời kháng chiến. Ảnh: Đ.Y
Cựu binh già Ksor Lúih kể lại một thời kháng chiến. Ảnh: Đ.Y
Với những chiến công anh dũng, ông Ksor Lúih được Đảng, Nhà nước tặng 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất; 2 Huân chương Giải phóng hạng nhì và ba và 1 Huân chương Chiến công. Năm 1978, ông Lúih về lại Ia Khươl làm Phó Chủ tịch UBND xã, rồi Trưởng Công an xã. Quãng thời gian ấy, ông tiếp tục có thêm những ngày băng rừng vượt dốc truy quét FULRO để giữ bình yên cho thôn làng. Tiếp đó, ông đảm nhiệm vai trò Chủ tịch UBND xã rồi Bí thư Đảng ủy xã trước khi về hưu năm 2006.
Trở về với cuộc sống đời thường, ông Lúih lại tập trung lao động sản xuất. Hiện gia đình ông có 2 ha cà phê, 3 ha bời lời, 1 ha lúa nước và 30 con bò. Dù ở cương vị nào, người cựu chiến binh ấy luôn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Gần như việc lớn nhỏ gì trong làng, bà con cũng nhờ ông tham gia ý kiến.
Phát huy truyền thống cách mạng
45 năm sau ngày đất nước thống nhất, dưới chân núi Chư Pao, cuộc sống của đồng bào các dân tộc đã không ngừng đổi thay. Ngày càng có nhiều ngôi nhà sàn kiên cố mọc lên nổi bật giữa màu xanh của bời lời, cà phê, cao su, lúa. Nhiều gia đình có cuộc sống sung túc, đủ đầy. Điện-đường-trường-trạm được đầu tư xây dựng khang trang.
Ông Rơ Châm Chuih luôn dẫn đầu kinh tế giỏi làng Pôk. Ảnh: Đ.Y
Ông Rơ Châm Chuih luôn dẫn đầu kinh tế giỏi làng Pôk. Ảnh: Đ.Y
Dẫn chúng tôi đến nhà ông Rơ Châm Chuih, ông Lúih khoe đây là hộ có kinh tế khá giả nhất làng. Ông Chuih từng tham gia du kích địa phương. Chứng kiến cảnh người dân trong làng bị địch áp bức, phải sống cảnh đói nghèo, ông Chuih luôn trân trọng giá trị của hòa bình và nhắc nhở con cháu chịu khó làm ăn, xây dựng quê hương. Bản thân ông gương mẫu đi đầu trong các phong trào, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao năng suất, hiệu quả, tăng thu nhập, tích lũy và làm giàu. Từ bỏ cây lúa rẫy, ông Chuih chuyển sang trồng bời lời, cà phê, chăn nuôi bò. Năm 2010, gia đình ông đã xây được ngôi nhà sàn kiên cố trị giá hơn 300 triệu đồng. Thấy người dân trong vùng có nhu cầu vận chuyển cao vào mỗi mùa thu hoạch nông sản, ông tích góp, vay thêm vốn mua chiếc xe tải hơn 200 triệu đồng làm dịch vụ. Sau đó, ông còn đầu tư gần 300 triệu đồng mua thêm máy múc để chủ động sản xuất và nhận múc đất thuê. Hiện gia đình ông Chuih có 10 ha bời lời, 4 ha cà phê, 2 ha cao su cùng 5 sào lúa. Ông Chuih tâm sự: “Bây giờ hầu như gia đình nào cũng đủ ăn đủ mặc, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Nhiều nhà kinh tế khá giả mua sắm ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe công nông, máy cày, bừa… Mình luôn bảo ban con cháu phải chăm chỉ, chịu khó học hành, công tác để xứng đáng với truyền thống cách mạng của người dân làng Pôk”.
Tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cách mạng, anh Đinh Văn Nhiên-Bí thư chi bộ làng Pôk-trải lòng: “Tôi tự nhủ với bản thân rằng phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ cha ông đi trước, cố gắng công tác tốt để góp phần xây dựng quê hương”. Với suy nghĩ đó, anh Nhiên không chỉ làm tốt vai trò của một Bí thư chi bộ mà còn là hộ có kinh tế khá giả. Gia đình anh hiện có gần 2 ha cà phê, 3 ha bời lời, 20 con bò, 1 máy múc, 1 máy cày, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. 
Nhiều cán bộ chủ chốt của xã Ia Khươl hiện nay đều trưởng thành từ làng Pôk, trong đó có Bí thư Đảng ủy xã Rơ Châm Hluih. “Là người con của ngôi làng có truyền thống cách mạng, chúng tôi luôn tự hào về điều đó. Nhưng càng tự hào hơn trước sự phát triển của làng hiện nay. Làng có 150 hộ thì hơn 50% có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Bà con trong làng ai cũng chăm chỉ làm ăn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa; giữ gìn an ninh trật tự”-ông Hluih chia sẻ.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.