Làm giàu từ hàng thủ công mỹ nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Còn trẻ tuổi nhưng sớm chí thú làm ăn nên anh Nguyễn Khoa Nam (24 tuổi, ngụ ấp Hòa Long, xã Định Thành, H.Thoại Sơn, An Giang) đã có kinh tế khá giả từ nghề thủ công mỹ nghệ.

 Nam còn trẻ nhưng đã có kinh tế ổn định và tạo viêc làm cho hơn 100 lao động từ nghề thủ công mỹ nghệ
Nam còn trẻ nhưng đã có kinh tế ổn định và tạo viêc làm cho hơn 100 lao động từ nghề thủ công mỹ nghệ



Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Gia Nam do anh làm chủ lúc nào cũng nhộn nhịp người. Anh Nam cho biết cơ sở chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bằng nhựa PP với nhiều sản phẩm như giỏ mây, các loại khay. Mẫu mã làm ra đều rất đẹp, màu sắc đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thị trường nên mỗi tháng cung ứng hàng chục ngàn sản phẩm cho các công ty ở TP.HCM, Bình Dương.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, anh Nam phải trải qua nhiều vất vả. Có hoài bão tiến thân, tự lập nên năm 17 tuổi, anh đã đến Long An học nghề thủ công mỹ nghệ. Sau khi vững tay nghề, anh về quê mở cơ sở nhỏ rồi tự lên TP.HCM tìm các công ty chào hàng. Thấy anh còn trẻ quá nên nhiều cơ sở từ chối hoặc đặt hàng với số lượng ít. Dù số lượng ít, anh vẫn nhận giao hàng, chấp nhận lỗ phí vận chuyển mấy tháng trời. Bên cạnh đó, nhiều khó khăn đến với chàng trai này như một số sản phẩm làm ra bị lỗi, phải mua nguyên liệu làm lại. Đối mặt nhiều khó khăn nhưng anh Nam không nản lòng mà vẫn chuyên tâm nghiên cứu để hạn chế các lỗi của sản phẩm, khắc phục từ mẫu mã đến màu sắc.

Miệt mài nỗ lực, tạo uy tín nên cơ sở của anh được các công ty mỹ nghệ ở TP.HCM và Bình Dương chú ý đặt hàng. Ban đầu, mỗi tháng cơ sở chỉ làm 500 sản phẩm, nhưng nay đã làm theo đơn đặt hàng từ 5.000 - 10.000 sản phẩm các loại với giá thành từ 3.500 - 120.000 đồng/sản phẩm.

Giờ anh Nam đã có cuộc sống ổn định với mức thu hàng trăm triệu đồng/năm từ đam mê thủ công mỹ nghệ. Từ một cơ sở nhỏ vài người, đến nay anh đã giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động với tiền công bình quân 50.000 - 100.000 đồng/ngày.

Nói về tương lai, anh Nam sôi nổi: “Hiện nay sản phẩm làm ra nhiều nhưng không đủ cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh, đặc biệt khách nước ngoài rất ưa chuộng nên trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng thêm quy mô sản xuất”. Anh cho biết thêm, sẽ phối hợp với chính quyền địa phương mở các lớp dạy nghề gia công sản phẩm nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trẻ tại địa phương, đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em làm bán thời gian.

Chị Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Xã đoàn Định Thành, nhận xét Nam còn trẻ nhưng chí thú làm ăn, tự tạo nên cơ hội cho bản thân, vươn lên khá giả nên là tấm gương cho thanh niên trong vùng noi theo.

Thanh Dũng (thanhnien)
 

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.