Làm giàu nhờ nuôi "cá nhà nghèo"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân giống thành công cá chốt trâu, anh Châu Hoàng Tâm, ngụ xã Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi cá.

Cá chốt trâu là loài cá tự nhiên có nhiều ở Bạc Liêu. Trước kia, loại cá này được gọi là “cá nhà nghèo”, bởi cá quá nhiều, bán chẳng ai mua, cho chẳng ai lấy. Còn bây giờ, các chốt trâu trở thành đặc sản. Và anh Châu Hoàng Tâm, đã làm giàu nhờ nuôi cá.

 

Đặc sản cá chốt trâu được anh Tâm nhân giống thành công. Ảnh: Duy Tân
Đặc sản cá chốt trâu được anh Tâm nhân giống thành công. Ảnh: Duy Tân


Anh Tâm cho biết năm 2013, anh lập trang trại nuôi các loại thủy sản nhưng hiệu quả không cao vì giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định. Năm 2020, nhận thấy cá chốt trâu ngày càng khan hiếm trong tự nhiên nên anh quyết định quy hoạch 4.500 m2 đất để nhân giống, bảo tồn nguồn cá quê hương và phát triển kinh tế.

Các chốt trâu có thể sinh trưởng, phát triển ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Ưu điểm là dễ nuôi, ít bệnh… nhưng để nhân giống với số lượng lớn thì đòi hỏi kỹ thuật cao.

“Cá chốt trâu hiện là đặc sản quý hiếm vì thịt ngon và lành, ai cũng ưa thích. Do nguồn cá thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, thị trường khan hiếm nên giá cả luôn cao hơn một số loài cá khác. Sau khi tìm hiểu, tôi liên kết với các anh em ở Trường ĐH Cần Thơ tìm hiểu quy trình ép, nhân giống rồi làm tới bây giờ”, anh Tâm nói.

 

 Cá chốt trâu có ưu điểm dễ nuôi, ít bệnh
Cá chốt trâu có ưu điểm dễ nuôi, ít bệnh.


Cá chốt giống sau khi nuôi được 8 tháng có thể tiến hành cho sinh sản. Những con cá bố mẹ được chọn lựa thật kỹ, chăm sóc, dưỡng trứng để kích thích đẻ trứng. Đối với việc ươm cá bột cũng đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại một vụ cá giống. Nếu không áp dụng đúng kỹ thuật, cá giống hao hụt nhiều. Cá con sau khi ươm 14 ngày sẽ xuất bán. Kích cỡ của cá con khi xuất bán từ 2,5 - 3 cm, giá bán từ 250 đồng/con. Cá được xuất bán sang các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Long An.

“Năm 2020, tôi xuất bán khoảng 19 triệu con cá giống. Năm nay, từ đầu vụ tới giờ, xuất bán được 2 triệu con. Tính ra lợi nhuận cao và thường là gấp đôi. Nếu bỏ vốn khoảng 20 triệu đồng, trong vòng 40 ngày xuất bán thì có thể thu được 40 triệu đồng”, anh Tâm nói.

Cá giống khi bán cho khách, anh Tâm bao tiêu đầu ra. Ngoài ra, anh còn dựa theo độ mặn trong ao nuôi của khách nhằm thuần cá để khi nuôi hạn chế tối đa cá bị sốc.

Theo anh Tâm, thịt cá chốt trâu chắc, ngọt và không tanh nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện, giá cá thương phẩm trên thị trường cao, đầu ra thuận lợi, kéo theo nghề nhân giống mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

“Nhân giống cá chốt trâu vốn không khó, cách nuôi cũng đơn giản, kỹ thuật không quá phức tạp mà lợi nhuận mang về khá cao. Ở đây, mỗi hộ ươm cá chốt giống có thể thu về lợi nhuận gấp đôi, tùy theo quy mô của từng hộ”, anh Tâm thông tin thêm về cách làm giàu nhờ nuôi cá.

Theo DUY TÂN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.