Lâm Đồng: Trang trại 40ha trồng những cây gì, nuôi những con gì mà ông nông dân cầm chắc lãi 10 tỷ năm 2021?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Phóng viên đã đến Trang trại Năm Ngọ tại thôn Liên Hồ, xã Liên Hà vào một ngày đầu tháng 10/2021 sau khi lưu thông đường nhựa khoảng 8 cây số từ Ngã ba xã Tân Hà cùng thuộc địa bàn huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).
Ông Trần Văn Thái, Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hà, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) khái quát với phóng viên về Trang trại Năm Ngọ, một trang trại kiểu mẫu được công nhận danh hiệu sản xuất giỏi toàn quốc tại thôn Liên Hồ của xã này như: 
“Quy mô 40 ha cà phê xen canh với bơ, mắc ca, sầu riêng, dược liệu; nuôi heo hàng ngàn con theo quy trình công nghệ cao; tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động; xây dựng đường bê tông nội bộ, đường điện 3 pha đến tận nơi phục vụ sản xuất và sinh hoạt…”.

“Đại điền chủ” Trần Văn Ngọ trong trang trại sinh thái đa canh cây trồng của mình tại ã Liên Hà, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).
“Đại điền chủ” Trần Văn Ngọ trong trang trại sinh thái đa canh cây trồng của mình tại ã Liên Hà, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).
Đa canh cây trồng giống ghép cao sản
Phóng viên đã đến Trang trại Năm Ngọ tại thôn Liên Hồ, xã Liên Hà vào một ngày đầu tháng 10/2021 sau khi lưu thông đường nhựa khoảng 8 cây số từ Ngã ba xã Tân Hà cùng thuộc địa bàn huyện Lâm Hà. 
“Đại điền chủ” trang trại, ông Trần Văn Ngọ sắp bước vào “vòng hoa giáp” Nhâm Dần tuổi 60 đưa phóng viên tham quan khép kín trang trại bằng xe máy chạy trên đường giao thông nội bộ, khá dễ dàng cảm nhận màu xanh khoáng đạt của các tầng cây sinh trưởng hài hòa, bền vững. 
Khu vực bên dưới thung lũng với hồ thủy lợi Đạ Sar trữ lượng khá lớn, tạo ra lợi thế “tắm mát” quanh năm cho đa dạng cây trồng ở đây. 
“Trang trại của hộ gia đình chúng tôi hình thành từ đầu những năm 2000 chiếm phần lớn đất chuyên canh cà phê trong tình trạng hiệu quả thấp. Xuất phát một vài năm đầu tiên mua lại 12 ha; những năm sau đó lần lượt mua thêm 17 ha rồi 11 ha nữa. Vừa mở rộng quy mô trang trại vừa cơ cấu các loại cây trồng mới phù hợp với điều kiện đất đai và tổ chức sản xuất của gia đình…”, ông Ngọ chia sẻ.
Theo đó, sau các lứa thu hoạch sản phẩm cà phê catimor giống cũ để lại, hộ gia đình ông Ngọ nhẩm tính tỷ lệ lợi nhuận chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, vì vậy đã quyết định chuyển đổi lần lượt sang cây cà phê robusta ghép cao sản. 
Đồng thời mua cây sầu riêng với các giống ghép Thái Lan về trồng xen canh. Rồi từ năm 2010 trở đi, Trang trại Năm Ngọ đưa 15 giống mắc ca về tiếp tục trồng xen canh với sầu riêng và mắc ca. Và thêm nữa là trồng hàng loạt bơ Booth Mỹ giống ghép xen canh với 3 loại cây cà phê, mắc ca, sầu riêng. 
Tổng hợp với 40 ha diện tích đa canh như số liệu cung cấp của Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hà Trần Văn Thái nêu trên, Trang trại Năm Ngọ tính đến giữa tháng 10/2021 đã và đang bước vào thời kỳ kinh doanh với đa cây chủ lực gồm: 1.500 cây sầu riêng, 5.000 cây bơ Booth, 400 cây mắc ca/ha…
Nắm chắc lợi nhuận khoảng 10 tỷ đồng
Thời điểm phóng viên tham quan, Trang trại Năm Ngọ vừa thu hoạch xong vụ mùa mắc ca thứ 2 trong năm. 
Dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng sản lượng thu hoạch mắc ca của trang trại vẫn tiêu thụ nhanh chóng, có thời điểm mỗi ngày thu hút hơn 10 lao động tập trung thu hoạch mắc ca bán tại vườn đạt doanh thu lên đến cả trăm triệu đồng. 
Trong năm 2021, trang trại bán giá mắc ca mùa thứ 1 (tháng 3 đến tháng 5) từ 100 - 120.000 đồng/kg; mùa thứ 2 (tháng 6 đến tháng 9) từ 70 - 80.000 đồng/kg. Sản lượng mắc ca hàng năm “mưa thuận gió hòa” đạt khoảng 50 kg/cây; gặp thời tiết biến đổi thất thường cũng thu được 30 kg/cây.
Tương tự, cây sầu riêng ở Trang trại Năm Ngọ với vụ mùa trong năm 2021 kết thúc thu hoạch vào tháng 9, đạt sản lượng lên đến 100 kg/cây. 
Giá bán sầu riêng tại vườn 40.000 đồng/kg, bằng một nửa so cùng kỳ do dịch bệnh COVID-19 vẫn không phải chịu lỗ vốn đầu tư và công chăm sóc. 
Đặc biệt, với 5.000 cây bơ Booth đạt năng suất trên dưới 100 kg/cây trong vụ mùa vừa qua, Trang trại Năm Ngọ tổ chức thu hoạch toàn bộ sản lượng rồi gửi xuống hỗ trợ các tỉnh, thành phía Nam phòng, chống COVID-19.
“Để đạt năng suất cao trong trang trại đa canh hàng năm, ông Trần Văn Ngọ còn bố trí 1.500 m2 chăn nuôi heo công nghệ cao để tận dụng chế biến nguồn phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng tại chỗ cho cây trồng. Tổng trọng lượng heo thịt xuất bán hàng năm khoảng 300 tấn theo hợp đồng với doanh nghiệp chế biến thực phẩm quy mô lớn ở các tỉnh, thành phía Nam…”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hà Trần Văn Thái cho biết thêm.
"Dị nhân" bắt cá chốt đặc sản kêu ẹc ẹc trên sông Ba mùa lũ, nhưng lạ nhất là ông này không biết bơi
Đáng kể, sau khi thu hoạch xong các sản phẩm sầu riêng, mắc ca, bơ Booth…, Trang trại Năm Ngọ hợp đồng với Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Sản xuất Xuất nhập khẩu công nghệ Đình Nguyên tại xã Liên Hà vận hành máy bay không người lái để bơm phun chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại tổng hợp trên tổng diện tích khoảng 40 ha. 
So sánh công suất bơm phun chế phẩm sinh học một ngày bằng máy bay tương đương với 100 ngày lao động thủ công, tương ứng với tỷ lệ giảm 70% chi phí. Chưa kể bơm phun chế phẩm bằng máy bay phòng trừ bệnh hại đạt hiệu lực từ 95-97%.
Còn hơn một tháng nữa, “đại điền chủ” kiểu mới Trần Văn Ngọ tiếp tục huy động cả trăm lao động thu hái cà phê niên vụ 2021 - 2022, ước tổng sản lượng khoảng 100 tấn, doanh thu khoảng 4 tỷ đồng. 
Cộng với các nguồn thu còn lại gồm sầu riêng, mắc ca, bơ Booth và nuôi heo công nghệ cao, hạch toán trừ toàn bộ chi phí đầu tư, Trang trại Năm Ngọ nắm chắc tổng lợi nhuận khoảng 10 tỷ đồng cho cả năm 2021. 
Dự kiến trong những năm tới, “đại điền chủ” Năm Ngọ gắn đầu tư thâm canh đa cây, đa con với việc chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông, nhà xưởng sơ chế nông sản, nhà trưng bày… trong trại để đón khách tham quan theo các chuyến lữ hành du lịch trong nước và quốc tế…
VĂN VIỆT (Báo Lâm Đồng)

Có thể bạn quan tâm