Lâm Đồng mở lại hoạt động xe khách từ TPHCM, nới lỏng quy định cách ly phòng dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra công văn hỏa tốc áp dụng nhiều biện pháp nới lỏng trong phòng chống dịch Covid-19, trong đó mở lại hoạt động xe khách từ TP HCM về tỉnh này - có hiệu lực từ 14 giờ hôm nay (8-6).
Theo công văn hỏa tốc của UBND tỉnh Lâm Đồng, từ 14 giờ hôm nay (8-6), hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh được nối lại nhưng hành khách từ địa phương khác về Lâm Đồng phải thực hiện 5K và phải chấp hành việc cách ly theo quy định (áp dụng từ 14 giờ cùng ngày).
Ngoài ra, các trường hợp đi về từ vùng chưa có dịch tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định hiện hành. 

Đo thân nhiệt và khai báo y tế trung thực ra vào tỉnh Lâm Đồng.
Đo thân nhiệt và khai báo y tế trung thực ra vào tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên, những người về từ các địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ sẽ cách ly tại nhà khi đến tỉnh Lâm Đồng.
Những người về từ các địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và các địa điểm dịch tễ có ca Covid-19 dương tính sẽ phải cách ly tập trung khi đến tỉnh Lâm Đồng.

Thực hiện nghiêm 5K và phải chấp hành cách ly theo quy định.
Thực hiện nghiêm 5K và phải chấp hành cách ly theo quy định.
Trước đó, ngày 31-5, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo từ 17 giờ ngày 31-5, yêu cầu tất cả các trường hợp đi về từ vùng dịch, vùng thực hiện theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đều phải áp dụng biện pháp cách ly tập trung 21 ngày.
Đồng thời, dừng toàn bộ các loại xe vận chuyển hành khách từ TPHCM vào tỉnh Lâm Đồng cho đến khi có thông báo mới. Các hoạt động vận chuyển hàng hoá giữa Lâm Đồng và các địa phương vẫn đảm bảo lưu thông bình thường.

Mở lại hoạt động xe khách từ TP HCM đi Lâm Đồng và ngược lại.
Mở lại hoạt động xe khách từ TP HCM đi Lâm Đồng và ngược lại.
Đình Thi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.