Lâm Đồng lấy ý kiến người dân đặt tên huyện mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỉnh Lâm Đồng đang lấy ý kiến người dân để đặt tên huyện mới sau khi sáp nhập 3 huyện phía nam gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Ngày 19.8, Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng cho biết đang triển khai lấy ý kiến người dân để đặt tên huyện mới sau khi sáp nhập 3 huyện phía nam gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Việc lấy ý kiến người dân đặt tên huyện mới sẽ kết thúc vào ngày 21.8.

Một góc H.Cát Tiên (Lâm Đồng) hiện nay. Ảnh LÂM VIÊN
Một góc H.Cát Tiên (Lâm Đồng) hiện nay. Ảnh LÂM VIÊN

Có 2 phương án đặt tên cho huyện mới sau khi sáp nhập. Phương án 1 tên Đạ Huoai, lý do đây là tên được đặt cho vùng đất phía nam tỉnh Lâm Đồng khi hình thành vào năm 1979. Đến năm 1986, thời điểm H.Đạ Huoai được chia tách thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên theo Quyết định số 68-HĐBT ngày 6.6.1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Do đó, việc lấy lại tên Đạ Huoai cho đơn vị hành chính mới thực chất là tái lập một huyện đã hình thành trước đây.

Phương án 2 đặt tên huyện mới là Đạ Tiên thể hiện sự gắn kết tên của 3 huyện hiện nay. Cụ thể Đạ là tên đầu của 2 huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh và tên cuối của H.Cát Tiên. Từ "Đạ" trong văn hóa của người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa (K'Ho, Châu Mạ) có nghĩa là nước; chữ "Tiên" trong tiếng Việt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, gắn với địa danh Vườn quốc gia Cát Tiên, căn cứ của Khu ủy Khu VI trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thể hiện nét riêng của huyện.

Theo Sở Nội vụ Lâm Đồng, nếu lấy tên là "Đạ Huoai" sẽ giảm bớt khối lượng điều chỉnh các thông tin liên quan của hơn 44.000 người dân H.Đạ Huoai hiện nay như: Giấy khai sinh, căn cước công dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép lái xe...

Như Thanh Niên đã thông tin, phương án sáp nhập 3 huyện phía nam của tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai từ đầu năm 2023, theo kế hoạch trong năm 2024 sẽ phải hoàn thành sáp nhập. Sau khi sáp nhập, huyện mới có diện tích tự nhiên hơn 1.448 km2 với quy mô dân số trên 146.000 người.

Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.