Lâm Đồng: Gần 400 điểm nguy cơ sạt lở, 101 vị trí dễ bị lũ quét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong đó, riêng TP Đà Lạt có 50 khu vực đã sạt lở cục bộ và 2 khu vực sạt trượt nghiêm trọng.

Ngày 17-9, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh này có 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, lũ quét, ngập úng. Trong đó, có 396 vị trí nguy cơ sạt lở, 101 vị trí ngập úng, lũ quét, 3 vị trí sụt lún.

Đèo Tà Nung, cửa ngỏ của TP Đà Lạt bị sạt lở sau thời gian mưa lớn.

Đèo Tà Nung, cửa ngỏ của TP Đà Lạt bị sạt lở sau thời gian mưa lớn.

Tại các địa phương, TP Đà Lạt có 50 khu vực đã sạt lở, TP Bảo Lộc có 118 khu vực, huyện Đam Rông có 47 khu vực, Lâm Hà có 7 khu vực.

Các vụ sạt lở lớn đã xảy ra thời gian qua như ở đường Hoàng Hoa Thám, Trương Công Định, Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Phùng (Đà Lạt); sạt trượt hồ Đông Thanh (Lâm Hà); sạt lở đèo Bảo Lộc, đường tránh phía Nam (Bảo Lộc); gần đây là sạt lở tại xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông làm 2 người chết.

Khi mùa mưa, sạt lở đất thường xảy ra ở các tuyến đường đèo qua vùng núi có độ dốc lớn trên Quốc lộ 20, 27, 28, đường ĐT 723.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, tại địa phương này mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa trung bình từ 1.750 – 3.150mm/năm. Lâm Đồng cũng là tỉnh có lượng mưa luôn cao hơn bình quân của cả nước. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao với các nhóm đất là bazan, phù sa khiến kết cấu đất yếu, khi gặp nước mưa làm tăng nguy cơ sạt lở.

Để cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét, UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc cử lực lượng chức năng theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ. Kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực sông suối, sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Bên cạnh đó, lập bản đồ phân vùng sạt lở, lũ quét để làm cơ sở quản lý quy hoạch, xây dựng công trình. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm sạt lở, ngập lụt.

Theo Trường Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khi ngư dân lên núi đánh cá, làm du lịch

Khi ngư dân lên núi đánh cá, làm du lịch

Giữa lòng hồ Sê San mênh mông nơi biên viễn Ia H’Drai có một làng chài mang đậm dấu ấn của miền Tây Nam Bộ. Nơi đó có câu chuyện về hành trình của những cư dân miền Tây tha phương mang theo mơ ước về một cuộc sống đủ đầy.