Lâm Đồng: Công đoàn giáo dục chăm lo đời sống nhà giáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 7.11.2020, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng phối hợp với các LĐLĐ huyện, thành phố khai mạc giải bóng chuyền chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.
Nhà giáo, đoàn viên công đoàn tham gia giải bóng chuyền chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Ảnh Thúy Ngà
Nhà giáo, đoàn viên công đoàn tham gia giải bóng chuyền chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Ảnh Thúy Ngà
Giải bóng chuyền được tổ chức trong các ngày 7 - 8.11.2020 tại TP. Đà Lạt. Tham gia giải bóng chuyền có 29 đội, trong đó có 15 đội nam và 14 đội nữ với trên 500 vận động viên, là đoàn viên, nhà giáo người lao động đang công tác tại các CĐCS trực thuộc Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh và các CĐCS trường học trực thuộc LĐLĐ các huyện, TP. trên địa bàn tỉnh.
Đây là giải bóng được Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh phối hợp với các LĐLĐ huyện, TP. trên địa bàn tỉnh tổ chức chào mừng thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chào mừng kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2020).
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng, ông Ngô Văn Sơn cho biết, để tổ chức giải bóng, thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh và các LĐLĐ huyện, TP trong tỉnh đã phối hợp tổ chức cho các vận động viên tập luyện, thi đấu giao hữu từ các CĐCS để lựa chọn các đội bóng xuất sắc nhất, đại diện hơn 24.000 đoàn viên, nhà giáo người lao động đang công tác tại hơn 700 cơ sở giáo dục tham gia giải lần này.
Ngoài việc động viên, kích lệ đoàn viên, nhà giáo, người lao động trong các cơ sở giáo dục thi đua dạy tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, định kỳ hằng năm Công đoàn Giáo dục tỉnh còn tổ chức các giải thể thao, liên hoan văn nghệ của ngành giáo dục tỉnh để tạo sân chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe cho đội ngũ nhà giáo sau những giờ lao động trí óc, đã trở thành phong trào rộng khắp trong các CĐCS và luôn được đoàn viên, nhà giáo và người lao động trong ngành tích cực hưởng ứng tham gia.
Là một vận động viên tham gia giải bóng chuyền lần này, ông Lê Danh Thảo - Giáo viên Trường THCS Tân Hội, huyện Đức Trọng vui vẻ chia sẻ, được sự đầu tư của nhà nước và công tác xã hội hóa trong xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương, các thiết chế văn hóa, thể thao trong các trường học ngày càng được hoàn thiện hơn; cùng với đó là sự quan tâm của công đoàn các cấp tạo sân chơi bổ ích, nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, nhà giáo và người lao động trong các đơn vị trường học và kết nối, giao lưu, học hỏi với các đồng nghiệp ở các địa phương khác trong tỉnh.
Theo ĐỖ ĐỨC THIỆM (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null