Lâm Đồng: Bốn cháu bé tử vong thương tâm khi tắm ở hồ chứa nước tưới cây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi tắm, một cháu trượt chân xuống hố sâu dưới hồ nước phía sau Trạm bưu điện xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, ba cháu còn lại tìm cách cứu thì cùng bị đuối nước, tử vong.
Một hồ nước tưới cây ở Lâm Đồng, nơi từng xảy ra một vụ đuối nước thương tâm. (Ảnh: TTXVN phát)


Một hồ nước tưới cây ở Lâm Đồng, nơi từng xảy ra một vụ đuối nước thương tâm. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 19/5, thông tin từ Công an huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cho biết đang điều tra nguyên nhân vụ đuối nước ở xã Phú Hội khiến 4 cháu bé tử vong.

Theo thông tin ban đầu, chiều 19/5, 4 cháu bé gồm K.S.H.Kh, sinh năm 2014 (đang lớp 4); K.S.H.Ph, sinh năm 2016 (đang học lớp 2); K.S.H.Ph, sinh năm 2018, đang học lớp lá (em ruột K.S.H.Ph sinh năm 2016) đều trú tại thôn R’ Chai 3 và H. Th, sinh năm 2016 (lớp 2) thôn R’ Chai 2 cùng thuộc xã Phú Hội (huyện Đức Trọng) rủ nhau ra hồ nước dùng để tưới cây nông nghiệp phía sau Trạm bưu điện xã Phú Hội tắm.

Trong khi tắm, một cháu trượt chân xuống hố sâu dưới hồ nước, 3 cháu còn lại tìm cách cứu thì cùng bị đuối nước, tử vong.

Sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Đức Trọng có mặt để thực hiện các thủ tục khám nghiệm liên quan để điều tra nguyên nhân vụ việc.

Trước đó 1 ngày (chiều 18/5) tại xã Đạ Tồn (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) cũng xảy ra 1 vụ đuối nước làm 1 cháu bé 3 tuổi tử vong.

Trong vụ việc này, có 3 cháu nhỏ (6 tuổi, 5 tuổi và 3 tuổi) cùng trú tại xã Đạ Tồn rủ nhau qua chơi tại vườn sầu riêng của người dân ở địa phương.

Trong lúc chơi đùa, cháu Ng.Q.Nh không may bị trượt chân rơi xuống hồ tưới sầu riêng do gia đình tự đào để chứa nước tưới cây. Khi 2 cháu nhỏ chạy về nhà cách vị trí hồ trên khoảng 700 mét để gọi người lớn tới nơi thì cháu bé đã tử vong.

Ngày 29/4, cháu L.T.Q.C., sinh năm 2018, trú tại thôn 5, xã Đại Lào ( thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) trong lúc chơi một mình đã bị rơi xuống hố chứa nước tưới cây cách nhà khoảng 300m. Ngay sau đó, chị V.T.D., sinh năm 1981 tụt xuống hồ để cứu nạn nhân, nhưng cả 2 đều bị đuối nước tử vong.

Vào các mùa khô, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thường xảy ra khô hạn. Để khắc phục tình trạng hạn hán, cứu vườn cây, nhiều gia đình tổ chức khoan giếng, đào hồ chứa nước nhỏ để tưới cây. Những hồ chứa nước này thường được lót bạt hoặc nylon, xung quanh không có cây cối nên khi rơi xuống, nạn nhân không có gì bám víu để thoát lên.

Hằng năm, vào kỳ nghỉ hè, tại Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên có nhiều người, phần lớn là trẻ em, bị rơi xuống hố chứa nước tưới nông nghiệp dẫn tới tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null