Lâm Đồng bán loạt nhà đất công hơn 1.300 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thống nhất phương án xử lý bán đấu giá 65 cơ sở, bao gồm các biệt thự cũ thu hồi từ các hội, cơ quan sau khi được bố trí trụ sở mới và các trường hợp nhà hết thời hạn cho thuê trên địa bàn với giá ban đầu trên 1.300 tỷ đồng.
Ảnh minh họa: LĐ online

Ảnh minh họa: LĐ online

Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định giá khởi điểm 8 cơ sở tại địa chỉ số 01 Triệu Việt Vương, 72 Ba Tháng Hai, 14 Phan Đình Phùng, 01 Yersin, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đức Trọng, Phòng Giáo dục Đức Trọng, Trung tâm Kế hoạch hóa gia đình Đức Trọng, Huyện đội Đơn Dương số tiền 510,7 tỷ đồng. Có 7 cơ sở khác tại địa chỉ số 04 Nguyễn Thị Minh Khai, 04 Hồ Tùng Mậu, 245 Phan Đình Phùng, 18 Pasteur, Đài Phát thanh Truyền hình Di Linh, Hạt Kiểm lâm Di Linh, Ban Quản lý dự án Đơn Dương dự kiến số tiền khởi điểm là 197,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện xây dựng phương án bán 27 cơ sở, dự kiến giá ban đầu 596 tỷ đồng. Sau khi rà soát, các địa phương cũng đề nghị đưa ra khỏi danh mục, phương án bán 23 cơ sở để lại làm hội trường dân phố, thực hiện quy hoạch (mở đường, nhà ở xã hội, trường học…).

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.