(GLO)- Nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo ở xã Ia Phang, huyện Chư Pưh (Gia Lai) bức xúc khi hay tin dù con mình chưa nhận tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo nhưng trong danh sách nhận tiền của nhà trường đưa ra vẫn có ai đó mạo danh mình để ký tên và cuỗm mất tiền…
Giả mạo chữ ký để cuỗm tiền
Thực hiện Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng xã Ia Phang (huyện Chư Pưh) đã lập danh sách 114 học sinh thuộc diện hộ nghèo để nhận tiền hỗ trợ cho năm học 2009-2010.
Tháng 12-2010, dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng Hoàng Thị Xuyến, nhân viên thủ quỹ nhà trường đã đến Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện nhận 143.640.000 đồng theo chế độ về cấp phát cho học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình cấp phát tiền, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã có nhiều biểu hiện gian dối, để thực hiện hành vi ăn chặn tiền của học sinh nghèo. Theo đơn thư tố cáo của phụ huynh học sinh và qua điều tra sơ bộ của chúng tôi thì có ít nhất 12 học sinh đã không được nhận tiền hỗ trợ cho năm học 2009-2010 với tổng số tiền là 15.120.000 đồng. Nhưng theo hồ sơ nhà trường đã quyết toán xong với Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện thì danh sách 114 học sinh đã nhận đủ tổng số tiền là 143.640.000 đồng (?).
Đáng chú ý, theo bản “Danh sách học sinh con hộ nghèo được hưởng chế độ phụ cấp theo Quyết định 112 năm học 2009-2010” do Trường TH Đinh Tiên Hoàng lập (đã cấp phát tiền xong), có chữ ký, đóng dấu xác nhận của bà Nguyễn Thị Kiều- Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phang và Hiệu trưởng Hoàng Thị Xuyến, thì trong số 12 suất hỗ trợ nhà trường đã không phát tiền cho học sinh theo chế độ mà đáng ra các em được hưởng thì đó là danh sách thật (các em có đi học, có tên trong đăng bạ, sổ điểm của lớp) nhưng toàn là chữ ký giả.
Khi chúng tôi cùng với Trưởng thôn Rah Lan Krêu đến gặp vợ chồng ông Rơ Mah Jueo ở làng Phung, xã Ia Phang là gia đình nông dân thuộc diện hộ nghèo (có 6 con nhỏ) vào chiều 3-11-2011 và đề cập đến việc gia đình đã nhận tiền hỗ trợ học sinh nghèo cho 2 con là Kpă Kiok (SN 1997) học lớp 5A6 và Kpă H’Lan (SN 2000) học lớp 2A10 tại điểm trường làng Phung dịp trước Tết Nguyên đán Tân Mão vừa rồi, ông Jueo hết sức ngạc nhiên và bất bình: “Gia đình tôi không nhận tiền của cả hai con năm học 2009-2010. Còn ai nhận chế độ mang tên của 2 cháu và giả mạo chữ ký vào danh sách trên thì tôi không biết!”.
Trong buổi chiều ngày 3-11, sáng 4 và 5-11, chúng tôi đã lần lượt đi cùng với các ông: Rah Lan Krêu- Trưởng thôn làng Phung, Kpă Druai- Trưởng thôn làng Chăo Pông và Siu Amăp- Trưởng thôn làng Briêng xã Ia Phang đến tận nhà gặp được thêm 5 gia đình trong cả 3 làng thì được các gia đình trên xác nhận là có tổng cộng 5 học sinh nữa là con của họ chưa được nhận tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo theo chế độ được hưởng của năm học 2009-2010 mặc dù trong bản danh sách của nhà trường đều đã có người mạo danh họ ký tên và nhận tiền. Các gia đình trên gồm: Ông Siu Hing có con là Rah Lan H’Ring học lớp 5A6 và bà Kpă Chuông có con là Kpă Thoát học lớp 2A10 cùng ở làng Phung; chị Rơmah H’Blêh có con là Rơmah Nam học lớp 2A4 ở làng Chăo Pông; ông Siu Huin có con là Ksor H’Mới học lớp 2A5 và ông Ksor Tơn có con là Rah Lan H’Sun học lớp 5A4 cùng ở làng Briêng…
Nhà trường loanh quanh và… chữa cháy
Trong buổi sáng 4-11, mặc dù đã liên hệ đăng ký làm việc từ trước, tuy nhiên khi chúng tôi trình bày mục đích là tìm hiểu về việc chi trả chế độ tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo, bà Hoàng Thị Xuyến- Hiệu trưởng Trường TH Đinh Tiên Hoàng đã một mực lãng tránh với lý do được bà khẳng định nhiều lần: “Không có giấy giới thiệu của Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Pưh thì không làm việc với nhà báo”. Phải đến khi chúng tôi gọi điện trực tiếp cho ông Phùng Văn Tuấn- Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo huyện để hỏi về thực hư của quy định này và ông Tuấn điện thoại lại yêu cầu bà Xuyến hợp tác với nhà báo thì bà mới miễn cưỡng ngồi làm việc.
Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận thông tin thắc mắc về danh sách 5 học sinh, con của 3 gia đình trước đây mắc bệnh phong ở làng Phung mà chưa được nhận tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo năm học 2009-2010 mặc dù nhà trường đã hoàn thành quyết toán với Phòng Giáo dục- Đào tạo từ lâu. Bà Xuyến lại một lần nữa loanh quanh từ chối làm việc với lý do: “Tất cả mọi thông tin Phòng Giáo dục- Đào tạo đều đã biết hết, mọi hồ sơ chứng từ đều có ở trên Phòng. Các nhà báo cứ về làm việc với Phòng Giáo dục huyện, nhà trường không biết”.
Mặc dù lảng tránh, nhưng có một điều lạ là ngay sau khi chúng tôi vừa rời khỏi trường, có lẽ nhận thấy “cục tiền” ấy nuốt không trôi nên nhà trường đã lập tức cho người cầm tiền đến nhà phát cho các học sinh ở làng Phung theo bản danh sách các em mà chúng tôi vừa đưa ra để chất vấn bà Hiệu trưởng lúc nãy để… chữa cháy!.
Cần xử lý thật nghiêm!
Tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo đã tiếp bước cho hàng vạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước được tiếp tục đến trường; thể hiện tính ưu việt của chế độ, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân nghèo. Sự việc tại Trường TH Đinh Tiên Hoàng- xã Ia Phang có thể nói đó là một vết nhơ trong ngành Giáo dục.
Chị Rơ mah H’Blêh ngồi trong cái chái bếp lụp xụp phía cuối nhà của bố mẹ mình, nơi chị được chia phần kể từ khi lấy chồng đến nay. Chị H’Blêh quá ngỡ ngàng khi chúng tôi cùng đi với Trưởng thôn đến hỏi về việc nhận chế độ hỗ trợ cho học sinh Rơmah Nam- con chị học lớp 2A4 ở làng Chăo Pông năm học 2009-2010. Chị nói trong nước mắt: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, khổ lắm! Nếu được nhận tiền hỗ trợ thì thằng Nam đã không phải bỏ học khi bước vào năm lớp 3”. Còn em Nam thì tỏ ra quá nhút nhát và chậm chạp so với độ tuổi, chỉ biết lắc đầu nói: “Bi Thâu!”, khi chúng tôi chỉ tay vào chữ ký tên Nam trong bản danh sách đã nhận tiền hỗ trợ do nhà trường lập ra.
Làm việc với ông Phùng Văn Tuấn- Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Chư Pưh, ông khẳng định: “Vừa rồi Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện có tiến hành thanh- kiểm tra tại Trường TH Đinh Tiên Hoàng về chi trả chế độ hỗ trợ cho học sinh nghèo theo Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại chúng tôi vẫn chưa có kết luận thanh- kiểm tra. Quan điểm của Phòng Giáo dục là sẽ làm hết sức công tâm vụ việc này; sai phạm tới đâu sẽ xử lý tới đó, không bao che, không dung túng một ai”.
Về phía UBND huyện Chư Pưh, sau khi nghe chúng tôi phản ánh thông tin vụ việc và chuyện nhà trường sốt sắng ôm tiền xuống trả cho học sinh để “chữa cháy” vào sáng 4-11, ông Nguyễn Tư Sơn- Chủ tịch UBND huyện lập tức gọi điện yêu cầu ông Phùng Văn Tuấn- Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo thành lập đoàn thanh tra, không chỉ trong phạm vi Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng mà làm rộng ra cả toàn ngành Giáo dục huyện. Ông Chủ tịch huyện nói: “Tôi có nghe Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo báo cáo sơ bộ là có chuyện lèng èng trong việc cấp phát chế độ chính sách cho học sinh tại Trường TH Đinh Tiên Hoàng. Chúng tôi đang đợi Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện có báo cáo sự việc bằng văn bản. Nếu đúng sự thật như thế thì huyện sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm”.
Giả mạo chữ ký để cuỗm tiền
Thực hiện Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng xã Ia Phang (huyện Chư Pưh) đã lập danh sách 114 học sinh thuộc diện hộ nghèo để nhận tiền hỗ trợ cho năm học 2009-2010.
Phóng viên cùng ông Rah Lan Krêu- Trưởng thôn làng Phung làm việc với bà Kpah H’Chao (vợ ông Rah mah Jueo) và 2 con Kpă Kiok, Kpă H’Lan. Ảnh: Nguyễn Tú |
Đáng chú ý, theo bản “Danh sách học sinh con hộ nghèo được hưởng chế độ phụ cấp theo Quyết định 112 năm học 2009-2010” do Trường TH Đinh Tiên Hoàng lập (đã cấp phát tiền xong), có chữ ký, đóng dấu xác nhận của bà Nguyễn Thị Kiều- Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phang và Hiệu trưởng Hoàng Thị Xuyến, thì trong số 12 suất hỗ trợ nhà trường đã không phát tiền cho học sinh theo chế độ mà đáng ra các em được hưởng thì đó là danh sách thật (các em có đi học, có tên trong đăng bạ, sổ điểm của lớp) nhưng toàn là chữ ký giả.
Khi chúng tôi cùng với Trưởng thôn Rah Lan Krêu đến gặp vợ chồng ông Rơ Mah Jueo ở làng Phung, xã Ia Phang là gia đình nông dân thuộc diện hộ nghèo (có 6 con nhỏ) vào chiều 3-11-2011 và đề cập đến việc gia đình đã nhận tiền hỗ trợ học sinh nghèo cho 2 con là Kpă Kiok (SN 1997) học lớp 5A6 và Kpă H’Lan (SN 2000) học lớp 2A10 tại điểm trường làng Phung dịp trước Tết Nguyên đán Tân Mão vừa rồi, ông Jueo hết sức ngạc nhiên và bất bình: “Gia đình tôi không nhận tiền của cả hai con năm học 2009-2010. Còn ai nhận chế độ mang tên của 2 cháu và giả mạo chữ ký vào danh sách trên thì tôi không biết!”.
Trong buổi chiều ngày 3-11, sáng 4 và 5-11, chúng tôi đã lần lượt đi cùng với các ông: Rah Lan Krêu- Trưởng thôn làng Phung, Kpă Druai- Trưởng thôn làng Chăo Pông và Siu Amăp- Trưởng thôn làng Briêng xã Ia Phang đến tận nhà gặp được thêm 5 gia đình trong cả 3 làng thì được các gia đình trên xác nhận là có tổng cộng 5 học sinh nữa là con của họ chưa được nhận tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo theo chế độ được hưởng của năm học 2009-2010 mặc dù trong bản danh sách của nhà trường đều đã có người mạo danh họ ký tên và nhận tiền. Các gia đình trên gồm: Ông Siu Hing có con là Rah Lan H’Ring học lớp 5A6 và bà Kpă Chuông có con là Kpă Thoát học lớp 2A10 cùng ở làng Phung; chị Rơmah H’Blêh có con là Rơmah Nam học lớp 2A4 ở làng Chăo Pông; ông Siu Huin có con là Ksor H’Mới học lớp 2A5 và ông Ksor Tơn có con là Rah Lan H’Sun học lớp 5A4 cùng ở làng Briêng…
Nhà trường loanh quanh và… chữa cháy
Trong buổi sáng 4-11, mặc dù đã liên hệ đăng ký làm việc từ trước, tuy nhiên khi chúng tôi trình bày mục đích là tìm hiểu về việc chi trả chế độ tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo, bà Hoàng Thị Xuyến- Hiệu trưởng Trường TH Đinh Tiên Hoàng đã một mực lãng tránh với lý do được bà khẳng định nhiều lần: “Không có giấy giới thiệu của Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Pưh thì không làm việc với nhà báo”. Phải đến khi chúng tôi gọi điện trực tiếp cho ông Phùng Văn Tuấn- Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo huyện để hỏi về thực hư của quy định này và ông Tuấn điện thoại lại yêu cầu bà Xuyến hợp tác với nhà báo thì bà mới miễn cưỡng ngồi làm việc.
Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận thông tin thắc mắc về danh sách 5 học sinh, con của 3 gia đình trước đây mắc bệnh phong ở làng Phung mà chưa được nhận tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo năm học 2009-2010 mặc dù nhà trường đã hoàn thành quyết toán với Phòng Giáo dục- Đào tạo từ lâu. Bà Xuyến lại một lần nữa loanh quanh từ chối làm việc với lý do: “Tất cả mọi thông tin Phòng Giáo dục- Đào tạo đều đã biết hết, mọi hồ sơ chứng từ đều có ở trên Phòng. Các nhà báo cứ về làm việc với Phòng Giáo dục huyện, nhà trường không biết”.
Mặc dù lảng tránh, nhưng có một điều lạ là ngay sau khi chúng tôi vừa rời khỏi trường, có lẽ nhận thấy “cục tiền” ấy nuốt không trôi nên nhà trường đã lập tức cho người cầm tiền đến nhà phát cho các học sinh ở làng Phung theo bản danh sách các em mà chúng tôi vừa đưa ra để chất vấn bà Hiệu trưởng lúc nãy để… chữa cháy!.
Cần xử lý thật nghiêm!
Tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo đã tiếp bước cho hàng vạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước được tiếp tục đến trường; thể hiện tính ưu việt của chế độ, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân nghèo. Sự việc tại Trường TH Đinh Tiên Hoàng- xã Ia Phang có thể nói đó là một vết nhơ trong ngành Giáo dục.
Làm việc với ông Phùng Văn Tuấn- Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Chư Pưh, ông khẳng định: “Vừa rồi Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện có tiến hành thanh- kiểm tra tại Trường TH Đinh Tiên Hoàng về chi trả chế độ hỗ trợ cho học sinh nghèo theo Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại chúng tôi vẫn chưa có kết luận thanh- kiểm tra. Quan điểm của Phòng Giáo dục là sẽ làm hết sức công tâm vụ việc này; sai phạm tới đâu sẽ xử lý tới đó, không bao che, không dung túng một ai”.
Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II” quy định: Con hộ nghèo đi học tại các trường mẫu giáo được hỗ trợ 70.000 đồng/tháng/học sinh; con hộ nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông được hỗ trợ 140.000 đồng/tháng/học sinh. Thời gian được hỗ trợ không quá 9 tháng/năm học. |
Đức Phương - Nguyễn Tú